PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NƠI LÀM VIỆC

2021-05-20 Viewed 1606

Phần tiếp theo: 5.7.1 - Phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm

Trong trường hợp doanh nghiệp có quy định cụ thể các giá trị (định lượng) về mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra thì trong quá trình đánh giá mức độ nguy hiểm có thể áp dụng một trong số các phương pháp như: phương pháp nhân, phương pháp tổ hợp, phương pháp thêm, phương pháp phân kỳ vv..

1. Phương pháp nhân

Phương pháp nhân là phương pháp dự tính mức độ nguy hiểm thông dụng và có nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài áp dụng, bằng cách nhân sau khi đã chỉ số hoá từng mục theo thước đo định sẵn về mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra chấn thương hoặc bệnh tật.

Mức độ rủi ro theo phương pháp này là tích số của mức độ nghiêm trọng (hậu quả) và khả năng xảy ra (tần suất).

Tức là: Mức độ rủi ro/nguy hiểm = Hậu quả x Tần xuất

Doanh nghiệp tự thiết lập định lượng đối với các mức độ về tần suất và mức độ nghiêm trọng (tham khảo thêm phần 5.6).

Ví dụ 1: doanh nghiệp A có quy định về mức độ ưu tiên trong quản lý rủi ro như sau:

Khi dự tính mức độ nguy hiểm theo phương pháp nhân có thể sử dụng tổ hợp phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp để kết hợp giữa hai yếu tố là khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng (Ví dụ: 3x3, 5x4, 10x10, 5x5 vv...).

2. Phương pháp tổ hợp ma trận (Matrix)

Phương pháp tổ hợp ma trận (Matrix) là phương pháp dự tính mức độ nguy hiểm bằng cách sử dụng bảng phân bổ mức độ nguy hiểm tuỳ theo khả năng xảy ra, mức độ nghiêm trọng và thước đo tương đối hoá về mức độ xảy ra bệnh tật hoặc chấn thương thông qua hai trục là trục hoành và trục tung.

Ví dụ 2: Dự tính mức độ nguy hiểm theo trục

Ví dụ 3: Dự tính mức độ nguy hiểm theo trục

Chỉ số hiển thị mức độ nguy hiểm I, II, III, IV, V trong bảng càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng cao

3. Phương pháp thêm

Đây là phương pháp Dự tính mức độ nguy hiểm bằng cách tính toán lần lượt theo thước đo giữa mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra xảy ra bệnh tật hoặc chấn thương sau khi được chỉ số hoá. Mức độ nguy hiểm là tổng của khả năng (tần suất) và mức độ nghiêm trọng (hậu quả).

Ví dụ 4: Dự tính mức độ nguy hiểm theo phương pháp thêm

Ví dụ 5: Dự tính mức độ nguy hiểm theo phương pháp thêm

Phần tiếp theo: 5.7.2 - Quyết định mức độ rủi ro

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa xây dựng hệ thống quản lý HSE, đánh giá rủi ro, yếu tố nguy hiểm; có hại tại nơi làm việc,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO