KIỂM ĐỊNH AN TOÀN NỒI HƠI - LÒ HƠI

2020-11-29 Viewed 2632

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI

Nồi hơi - lò hơi là gì ? (nồi hơi đốt than, đốt củi, đốt đa nhiên liêu, đốt gas,...)
Nồi hơi - lò hơi(Tiếng anh: steam boiler) là thiết bị sử dụng nhiên liệu (than, củi, trấu, gas, dầu…) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như giặt là, sấy gỗ, khách sạn …Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta dùng các ống chịu được nhiệt, chịu được áp suất cao chuyên dùng cho nồi hơi (lò hơi). Điều đặc biệt của nồi hơi (lò hơi) là tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành các thiết bị hoặc động cơ ở nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu)
- Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, Các công ty như: công ty may mặc, công ty giặt khô sử dụng nồi hơi (lò hơi) để cung cấp hơi cho hệ thống cầu là, các nhà máy như: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo,  sử dụng nồi hơi (lò hơi)  để sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng Lò hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật...

Một số loại nồi hơi / lò hơi phổ biến hiện nay:

  • Lò hơi ghi xích: Lò hơi ghi xích (lò hơi đốt than ghi xích)là loại lò hơi công suất vừa hoặc lớn;
  • Lò hơi đốt trấu: Lò hơi đốt trấu (lò hơi sử dụng trấu) là một trong các loại lò hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu rẻ tiền
  • Lò hơi tổ hợp công nghiệp, lò hơi đa năng: lò hơi tổ hợp, lò hơi đa năng là lò hơi hoạt động dựa vào một tổ hợp bao gồm: ống lửa trong phần đối lưu, ống nước trong buồng bức xạ và buồng đốt.
  • Lò hơi đốt gas, dầu DO và biomass: Loại lò hơi này được thiết kế rất hiện đại với hệ thống vận hành hoàn toàn tự động.
  • Lò hơi dầu tải nhiệt: Lò hơi dầu tải nhiệt là thiết bị công nghiệp sử dụng nguyên liệu dầu hoặc gas để vận hành, nhằm phục vụ các quá trình sấy, nhuộm, chạy máy, đun nấu, chế biến nông sản, dệt,

TẠI SAO CẦN KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI?

Để đảm bảo công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động trong sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng nồi hơi/lò hơi. Tránh các yếu tố rủi ro do nguy cơ nổ nồi hơi. Và để đảm bảo yếu tố pháp lý liên quan quy định. Các doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ việc kiểm định an toàn nồi hơi/lò hơi.

Căn cứ pháp lý quy định việc kiểm định nồi hơi – lò hơi:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015;
  • Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2016
  • Mục số 01 phụ lục 01, thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH,ngày 30 tháng 12 năm 2019.

Mục này có nêu: “Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quả nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C.” bắt buộc làm công tác kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Khi nào nồi hơi/ lò hơi cần phải tiến hành kiểm định

  • Tất cả nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ hâm nước và bộ quá nhiệt) có áp suất hoạt động định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng với nhiệt độ môi chất trên 115°C. Gồm có hầu hết các nồi hơi trong khoảng công suất nhỏ với năng suất sinh hơi trong khoảng vài trăm kg/h đến các lò hơi công nghiệp với công suất vài trăm tấn/h đều phải được kiểm định kỹ thuật an toàn, làm hồ sơ khai báo sở lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng.
  • Người vận hành, sử dụng nồi hơi/ lò hơi phải từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo chuyên môn vận hành nồi hơi, được huấn luyện an toàn lao động, có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.

Hình thức kiểm định an toàn nồi hơi/ lò hơi:
– Kiểm định nồi hơi lần đầu : là hình thức kiểm định khi nồi hơi mới vừa xuất xưởng hoặc nhập về. Kiểm định lần đầu còn phải lập hồ sơ lý lịch kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình…
– Kiểm định lò hơi định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Kiểm định định kỳ thông thường dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
– Kiểm định an toàn lò hơi bất thường: được tiến hành khi ta vận chuyển lò hơi từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp bộ phận công tác hoặc sau khi tiến hành sữa chữa lớn thì chúng ta tiến hành kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc định kỳ còn hiệu lực.

CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

Phải lần lượt tiến hành các bước kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;

- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

- Kiểm tra vận hành;

- Xử lý kết quả kiểm định.

chỉ được tiến hành các bư.ớc kiểm tra tiếp theo khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu

Quy trình kiểm định nồi hơi/ lò hơi:

Theo quy trình kiểm định QTKĐ: 01 – 2016/BLĐTBXH,

Trước hết phải tháo xả hết môi chất trong thiết bị, làm sạch bên trong và bên ngoài thiết bị trước khi thực hiện các bước kiểm định tiếp theo. Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

  • Mặt bằng, vị trí lắp đặt, Sàn thao tác, cầu thang, giá treo;
  • Hệ thống chiếu sáng vận hành;
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi hơi, lò hơi so với hồ sơ lý lịch.
  • Các loại van lắp trên nồi hơi, nồi đun nước nóng về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
  • Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
  • Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
  • Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
  • ....

Kiểm tra kỹ thuật bên trong:

  • Kiểm tra tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
  • Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
  • Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của nồi hơi, nồi đun nước nóng, cho p
  • .....

Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:

  • Nồi hơi, nồi đun nước nóng được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt;
  • ...

Tuy nhiên quy trình này không được vận dụng cho các đối tượng sau:

  • Nồi hơi đặt trên các tàu thuỷ; nồi hơi sử dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời.
  • Những lò hơi, bình chịu áp lực vớidung tích không được lớn hơn 25 lít, mà tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không được cao hơn 200.
  • Các bình chứa nước với áp suất nhưng nhiệt độ nước không được quá 115 0C hoặc chứa những chất lỏng khác có nhiệt độ môi chất không được quá điểm sôi ứng với áp suất 0,7 bar.

Thời hạn kiểm định nồi hơi – lò hơi được bao lâu?

  • Lò hơi, nồi đun nước nóng có hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm.
  • Nồi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định còn không quá 1 năm căn cứ theo quy trình kiểm định QTKĐ: 01 – 2016/BLĐTBXH.
  • Trong trường hợp nhà chế tác quy định hoặc chủ đơn vị sử dung bắt buộc rút ngắn thời hạn kiểm định thì phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và đề xuất của nơi sản xuất.
  • Lúc rút ngắn thời gian kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và quan trọng là phải kết hợp với đơn vị sử dụng..
  • Thời hạn ghi theo quy chuẩn đã được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phí kiểm định nồi hơi - lò hơi:

  • Phí kiểm định an toàn nồi hơi sẽ được căn cứ theo thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên phí có thể điều chỉnh theo số lượng, địa điểm thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi.
  • Để có mức phí kiểm định nồi hơi tốt nhất, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn kỹ thuật của Mastco
  • Điện thoại: (028) 3636 0525  -  0922.66.1111 - 0936.953.845

         Email: safety@mastco.edu.vn - quangdongatld@gmail.com

Doanh nghiệp sử dụng nồi hơi/ lò hơi cần chuẩn bị gì khi kiểm định?

  • Giấy tờ kiểm định của những lần kiểm định trước đó kể cả biên bản kiến nghị và các thủ tục can dự tới việc bảo trì sữa chữa lò hơi.
  • Cho nồi hơi ngừng hoạt động và tiến hành làm mát lò, mở hết những buồng đốt, cửa thông gió sao cho lò được thông thoáng nhất. Mở lớp bảo ôn bọc quanh lò.
  • Phân công người sử dụng lò để giúp công tác kiểm định, người chứng kiến công đoạn kiểm định.

Các tiêu chuẩn kiểm định nồi hơi/ lò hơi:

  • QTKĐ: 01 – 2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 1150c
  • QCVN 01:2008 – BLĐTBXH  - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • TCVN 7704: 2007 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) - Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
  • TCVN 6008-2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
  • TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358 : 2012 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN XE NÂNG HÀNG

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN XE NÂNG HÀNG

Xe nâng hàng (Forklift) là một chủng loại thiết bị dùng để nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang…


KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG

Kiểm định cầu trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng…



Từ khóa quy trình kiểm định an toàn nồi hơi, kiểm định an toàn lò hơi, kiểm định an toàn nồi hơi, kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi, kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO