PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NƠI LÀM VIỆC

2021-05-12 Viewed 1993

Phần 5.6: Dự tính mức độ nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc/đánh giá rủi ro

Về thuật ngữ, rủi ro thường được hiểu là sự việc bất ngờ, không mong đợi, không chắc chắn và có gây tổn thất cho con người, môi trường, tài sản và xã hội. Tuy nhiên, khi phân tích thì rủi ro thường được tính toán theo cách kết hợp giữa khả năng xảy ra (hoặc tần suất xuất hiện hay tỷ lệ phát sinh ra tai nạn, bệnh tật) và mức độ nghiêm trọng (hay hậu quả giả định) nếu rủi ro xảy ra (theo điểm 3.6.1.1 TCVN 9788:2013). Bởi vậy, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động chính là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra hoặc khả năng tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại với mức độ nghiêm trọng của thương tật, ốm đau (thường được xem là hậu quả) do các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra. Theo đó, nếu giá trị đó càng lớn thì mức độ nguy hiểm có thể nói là càng cao.

Với quan điểm trên, đánh giá rủi ro là quá trình việc phân tích, nhận diện nhằm đánh giá tác hại có thể của tất cả các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với người lao động tại nơi làm việc, tiến tới chủ động phòng ngừa thông qua các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý mà thức tế chấp nhận được.

1. Xét về khả năng xảy ra

Khả năng xảy ra thiệt hại (chấn thương hoặc bệnh tật) được phân chia thành mấy nhóm lớn như sau và có thể định lượng bởi các chỉ số tăng dần (thông thường thì từ 3 đến 6 chỉ số vv....) các chỉ số này có thể điều chỉnh dựa trên bối cảnh của từng doanh nghiệp.

“Khả năng bị chấn thương hoặc bệnh tật” có thể cân nhắc đến khả năng né tránh – hạn chế thiệt hại, tỷ lệ phát sinh sự cố nguy hiểm – có hại, thời gian – tần suất xảy ra các yếu tố nguy hiểm – có hại và có thể được phân loại như sau:

  • Khả năng rất cao: Chắc chắn sẽ xảy ra
  • Khả năng cao: Xảy ra phổ biến hoặc lặp đi lặp lại
  • Có khả năng: Có thể hoặc đã từng xảy ra (ít khi gặp)
  • Hiếm khi: Gần như không xảy ra

Ví dụ 1: phân loại khả năng xảy ra

2. Mức độ nghiêm trọng

Dự tính về mức độ nghiêm trọng có thể thực hiện như sau và cần xem xét giữa mức độ nghiêm trọng được dự đoán với sự cố, tai nạn đã xảy ra trong quá khứ để quyết định và có thể điều chỉnh các bước của mức độ tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp.

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương hoặc bệnh tật

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương hoặc bệnh tật” có thể sử dụng thước đo như số ngày nghỉ làm do sự cố, tai nạn. Về cơ bản và có thể phân loại như sau:

  • Nguy hiểm đến tính mạng: Đi liền với những tổn thương vĩnh viễn một phần cơ thể hoặc tai nạn dẫn tới thiệt mạng
  • Nặng: đi liền với những người bị hại đa chấn thương trong một lần, tai nạn phải nghỉ làm (từ 1 tháng trở lên)
  • Mức độ trung bình: Đi liền với người bị hại đa chấn thương trong cùng một lần, tai nạn phải nghỉ làm (dưới 1 tháng)
  • Nhẹ: Mức độ không cần điều trị ở viện hoặc không cần phải nghỉ làm

Lưu ý: Có thể xây dựng tiêu chuẩn bằng những tổn thất vật chất như máy móc và thiết bị hay những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường hay xã hội…

Ví dụ 2: phân loại mức độ nghiêm trọng

Phần tiếp theo: 5.7.1 - Phương pháp đánh giá rủi ro

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa Đánh giá rủi ro; nhận diện mối nguy; đánh giá yếu tố nguy hiểm có hại; phuong phap danh gia rui ro;

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO