PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY HIỂM CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Tiếp nối phần 5.4, trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về quá trình xác định và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Trong phần này Mastco sẽ cùng các bạn tìm hiểu và giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về phương pháp làm thế nào để xác định được các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc trong doanh nghiệp của mình. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn và phần nào đó giúp các bạn cải tiến được công tác quản lý an toàn tại đơn vị của mình.
Phần 5.5 - Bước 2: Phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
Trong quá trình xác định yếu tố nguy hiểm, có hại thì cần sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp dựa vào bối cảnh thực tế của doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, quy mô sản xuất vv.... Trong đó, có thể kể tới một vài phương pháp như (bao gồm nhưng không giới hạn):
- Phương pháp đi tuần kiểm tra tại doanh nghiệp (kiểm tra nơi làm việc, công nghệ, thuộc tích nghành nghề và các hoạt động tiến hành trong đó)
- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến
- Phương pháp kiểm tra dựa trênhệ thống tài liệu quản lý HSE
- Phương pháp sử dụng danh sách biểu mẫu kiểm tra (checklist)
Trong 4 phương pháp trên thì việc đi tuần kiểm tra tại doanh nghiệp được xem như là công cụ chính, các phương còn lại được sử dụng như là một phương tiện bổ trợ. Tùy thời điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng đồng thời cả 4 phương pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất.
(1) Phương pháp đi tuần kiểm tra tại doanh nghiệp
Phương pháp đi tuần kiểm tra tại doanh nghiệp là phương pháp nhằm xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại tiềm ẩn trong các công việc, môi trường làm việc hoặc máy móc, thiết bị thông qua việc kiểm tra định kỳ một cách có chủ đích tại nơi làm việc do một người hoặc một nhóm người thực hiện (có thể là người chịu trách nhiệm quản lý an toàn, người quản lý an toàn, người giám sát, người vận hành - làm việc trực tiếp). Để quá trình xác định này mang lại hiệu quả tốt thì người thực hiện cần phải chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực, lập kế hoạch triển khai, nội dung kiểm tra chi tiết trước khi thực hiện:
- Nội dung cơ bản cần chuẩn bị trước khi kiểm tra
- Ghi chép về tai nạn (sự cố thứ phát) và bệnh tật đã xảy ra ở nơi làm việc
- Ghi chép về nội dung kiểm tra đã thực hiện trước đó
- Ghi chép, theo dõi về các chỉ tiêu môi trường lao động định kỳ, kết quả khám sức khỏe
- Nội dung đặc biệt về máy, thiết bị hoặc công việc, vật tư nguy hiểm nguy hại
- Quy trình vận hành, biện pháp thi công, các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn đối với công việc
- Sơ đồ mặt bằng nơi làm việc
- Những điều cần chú ý khi kiểm tra
- Người kiểm tra cần phải hiểu biết rõ về công việc của doanh nghiệp
- Nắm rõ những thông tin yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn ngành liên quan
- Chuẩn bị sẵn các thiết bị đo lường như máy đo trong trường hợp cần đến đo đạc
- Điều chỉnh thời gian kiểm tra trong truờng hợp làm việc theo ca
- Tổ chức cuộc họp để trao đổi và thông tin về kết quả kiểm tra đối với các bên quan tâm
Khi xác định yếu tố nguy hiểm, có hại nhờ đi tuần kiểm tra cần chú ý để ghi lại yếu tố nguy hiểm, có hại để không sót yếu tố nào. Bên cạnh đó, cần lập sổ theo dõi để ghi lại những nội dung phát hiện được khi kiểm tra để làm căn cứ cho các lần kiểm tra tiếp theo và đo lường được mức độ hiệu quả của các hành động khắc phục, phòng ngừa đã đưa ra.
(2) Phương pháp khảo sát, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến
Đây là phương pháp mà người hoặc đoàn kiểm tra phải thực hiện khảo sát về yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp thông qua việc trao đổi với người lao động có kinh nghiệm làm việc trực tiếp ngay tại hiện trường để tìm ra các yếu tố nguy hiểm, có hại tiềm ẩn trong công việc của họ, máy, thiết bị hoặc môi trường làm việc. Những nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hiện khảo sát, lắng nghe có thể bao gồm các nội dung sau:
- Nội dung chuẩn bị
- Lựa chọn trước ai sẽ là đối tượng phỏng vấn, khảo sát
- Mức độ thông thạo công việc của người được phỏng vấn, khảo sát
- Người lao động đó đã được tham gia huấn luyện phù hợp hay chưa
- Người được phỏng vấn có khả năng phán đoán các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
- Có thể lựa chọn người chịu trách nhiệm về mặt an toàn tại hiện trường.
- Những điều cần lưu ý
- Sử dụng bảng khảo sát để thực hiện phỏng vấn
- Nội dung sau khảo sát được thiết lập dựa trên kinh nghiệm thực tế của người lao động
- Thực hiện khảo sát, phỏng vấn theo đúng kế hoạch
- Không hạn chế đối tượng phỏng vấn, khảo sát
- Bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình khảo sát
- Thực hiện đào tạo an toàn định kỳ cho những người tham gia vào khảosát
(3) Phương pháp kiểm tra dựa trên hệ thống tài liệu quản lý HSE
Đây là phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại thông qua việc kiểm tra các thông tin như báo cáo xảy ra tai nạn tại doanh nghiệp, tài liệu đo lường môi trường làm việc và khám sức khoẻ, sự cố thứ phát do trạng thái hoặc hành động không an toàn vv.
- Các loại tài liệu cơ bản
- Biên bản hoặc nội dung kiểm tra yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan trước đó
- Báo cáo về sự cố hoặc bệnh đã phát sinh
- Kết quả thực hiện đo lường môi trường làm việc hoặc khám sức khoẻ
- Ghi chép về các hoạt động quản lý an toàn như huấn luyện phòng ngừa nguy hiểm vv..
- Nội dung đặc biệt về máy, thiết bị hoặc công việc, vật tư nguy hiểm nguy hại
- Quy trình vận hành, biện pháp thi công, các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn đối với công việc
- Nội dung cần chú ý
- Đối tượng là các công việc, nơi làm việc đã từng thực hiện khi phát sinh sự cố
- Đối tượng là các công việc nằm trong môi trường có các chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng
- Lựa chọn công việc đang thực hiện có liên quan đến sự suy yếu sức khỏe được thể hiện thông qua kết quả khám sức khoẻ gần nhất
(4) Phương pháp sử dụng danh sách biểu mẫu kiểm tra (checklist)
Đây là phương pháp mà người kiểm tra cần phải lập danh sách kiểm tra (checklist) với công việc diễn ra tại doanh nghiệp và dựa vào checklist đó để xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại hiện hữu. Cần lựa chọn các bộ phận, máy, thiết bị có khả năng xảy ra bệnh hoặc sự cố trong các công việc đang triển khai và ghi chú lại các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sịnh theo từng giai đoạn vận hành, triển khai trong công việc được lựa chọn.
Về tổng quan, việc xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại thì phải cố gắng hết sức để không bỏ sót các yếu tố nào là một việc làm quan trọng hơn cả. Trường hợp phát sinh sự cố do các yếu tố nguy hiểm, có hại mới hoặc các các yếu tố nguy hiểm nguy hại được phát hiện sau này mà chưa từng được dự đoán trước thì phải bổ sung vào danh sách các yếu tố nguy hiểm, có hại để xử lý triệt để phòng ngừa xảy ra trong lần kế tiếp.
Phần tiếp theo - Phần 5.6: Dự tính mức độ nguy hiểm, có hại
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…
PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…