XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG

2021-04-22 Viewed 3992

Qúa trình xác định và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc cần phải trải qua nhiều bước và trình tự đó có thể tóm tắt theo mô hình sau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết và trình tự này theo từng bước.

Quy-trinh-danh-gia-rui-ro

Quy trình nhận diện và đánh giá mối nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc

Phần 5.4: Quy trình nhận diện yếu tố nguy hiểm, có hại - Bước 1: Chuẩn bị cho công tác đánh giá

(1) Lập kế hoạch thực hiện đánh giá nguy hiểm

Doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch thực hiện đánh giá nguy hiểm theo từng năm tuỳ theo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bản kế hoạch cần phải do doanh nghệp tự thiết lập để thực hiện đánh giá nhằm thu được hiệu quả thiết thực nhất. Cùng với đó, bản kế hoạch thực hiện hằng năm phải được lập trước khi bắt đầu thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm của năm đó và phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Mục đích của việc thực hiện đánh giá.
  • Phương pháp thực hiện đánh giá.
  • Chức năng, nhiệm vụ của những thành viên liên quan trong quá trình đánh giá.
  • Lịch trình theo từng đối tượng (phạm vi) thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm.
  • Những điều cần lưu ý khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm.

Bản kế hoạch này phải được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của tổ chức trong từng năm và được sự thông qua từ cấp lãnh đạo cao nhất. Việc sao chép nguyên bản nội dung đã được đánh giá trước đó sẽ có thể không phản ánh đúng thực tế và mang lại hiệu quả mong muốn.

(2) Bản kế hoạch đột xuất đánh giá nguy hiểm
Trường hợp dự đoán có khả năng xảy ra các yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh trong các giai đoạn như nhập và lắp đặt máy móc thiết bị, thay đổi phương pháp làm việc trong năm vv... thì cần phải lập bản kế hoạch thực hiện có bao gồm các yếu tố này. Tuy nhiên, trong trường hợp những nội dung trên đây không được đưa và bản kế hoạch thực hiện năm thì cần phải lập bản kế hoạch đột xuất để bổ sung các phần chưa được phán ảnh vào thời điểm thực hiện các công việc tương ứng.

(3) Đào tạo đánh giá nguy hiểm
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thực hiện việc đánh giá mức độ nguy hiểm thì người chịu trách nhiệm thực thi hoặc người có liên quan phải được đào tạo một cách toàn diện về cách để thực hiện đánh giá. Người đánh giá không có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương pháp đó thì sẽ dễ dẫn đến kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm không có hiệu quả thực tiễn. Cùng với đó, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo như phương pháp thực hiện, tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ nguy hiểm vv...cho toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp một cách có hệ thống hoặc tạo cơ hội cho họ đuợc nghe giảng các nội dung cần thiết từ các cơ sở đào tạo bên ngoài. Từ đó, chính bản thân từng người lao động có thể tự đánh giá trong phạm vi khu vực làm việc của họ hằng ngày.

(4) Lựa chọn đối tượng và phân loại đối tượng đánh giá mức độ nguy hiểm
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm về cơ bản sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, để quá trình đánh giá đạt được hiệu quả cao nhất, thì doanh nghiệp cần phải xác định và phân loại được thứ tự ưu tiên đối với các nhóm đối tượng được đánh giá như khu vực, công việc hay giai đoạn... Việc đánh giá mức độ nguy hiểm sẽ có thể bao gồm mọi đối tượng có thể phát sinh bệnh tật hoặc chấn thương do các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan tới công việc của người lao động như những công việc nguy hiểm, công việc đã từng xảy ra tai nạn trong quá khứ vv....Tuy nhiên, có thể ngoại trừ các đối tượng được dự đoán trước rõ ràng là khởi nguồn của bệnh tật hoặc chấn thương rất nhẹ và không đáng kể.

Ví dụ: Việc đánh giá mức độ nguy hiểm cần được phân loại theo từng công việc (giai đoạn) để thuận tiện hơn trong việc tìm ra các yếu tố nguy hiểm, có hại của đối tượng cần đánh giá mức độ nguy hiểm.

Như vậy có thể thấy trong ví dụ trên đây bao gồm trên 5 giai đoạn từ nhập kho nguyên vật liệu, vận chuyển, khuôn, hàn, xuất hàng và việc cần làm tiếp theo là phải xác định và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại theo từng giai đoạn đã liệt kê.

(5) Khảo sát trước các thông tin về an toàn
Trong quá trình nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại cần phải khảo sát và lưu trữ các thông tin liên quan tới các đối tượng sẽ được đánh giá. Một số nội dung cần phải khảo sát trước, có thể bao gồm:

  • Thông tin về trình tự làm việc, tiêu chuẩn công việc liên quan vv…
  • Thông tin về yếu tố nguy hiểm, có hại như dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS),bảng quy cách, hướng dẫn vận hành máy móc, thiết bị vv…
  • Thông tin về môi trường làm việc xung quanh và các giai đoạn vận hành của máy móc thiết bị...
  • Thông tin về tình hình làm việc và mức độ nguy hiểm của công việc trong trường hợpthực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc tại cùng một địa điểm vv…
  • Thông tin về các trường hợp đã xảy ra tai nạn và thống kê tai nạn trước đó vv…
  • Thông tin về kết quả đo lường môi trường làm việc, kết quả khám sức khoẻ cho ngườilao động…
  • Các tài liệu tham khảo khác dùng cho đánh giá mức độ nguy hiểm vv…

Phần tiếp theo - 5.5: Bước 2 – Phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa xây dựng hệ thống quản lý HSE, kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, kế hoạch HSE hằng năm, yếu tố nguy hiểm; có hại tại nơi làm việc,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO