MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ

2021-07-31 Viewed 2354

Việc hướng dẫn thực hiện công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, được quy định chi tiết tại Nghị Định 44/2016 ND-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các quy định, chế tài của chính phủ đổi với các vi phạm liên quan khi tổ chức thực hiện những công việc này. Qua bài viết này, T.S.E hy vọng, sẽ cung cấp tới các bạn góc nhìn chi tiết về các mức xử lý vi phạm hành chính đối với một số tình huống thường gặp. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác tổ chức huấn luyện, vui lòng liên hệ đội ngũ tư vấn của T.S.E để được tư vấn: 028 3636 0525 Hoặc 0936.953.845 (Mr. Hoàng)

Theo đó, quy định tại Điều 24, Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2020) thì vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;

d) Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi có hành vi thực hiện huấn luyện thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc đang bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hết hiệu lực; huấn luyện ngoài phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc ngoài phạm vi đã công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này và với người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với hành vi sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc hoàn trả cho cơ sở sản xuất kinh doanh thuê dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chi phí huấn luyện cộng khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều này;

b) Buộc hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều này.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm tới một số chế tài xử phạt hành chính đối với các vi phạm thường gặp trong công tác báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và công tác thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Theo đó, điều 19 và điều 20 có quy định chi tiết như sau:

Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế, hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;

d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;

Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;

b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;

c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;

d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

e) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

f) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.

MỐI ĐE DỌA KHÔNG THỂ BỎ QUA TỪ KHÓI HÀN

MỐI ĐE DỌA KHÔNG THỂ BỎ QUA TỪ KHÓI HÀN

Hơi khói hàn đem lại một mối nguy hại nghiêm trọng cho bất kỳ ai hít phải chúng. Vậy làm thế nào để…


NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

Ngày ngày, hàng triệu người làm việc trong môi trường chứa các nguy cơ có khả năng gây bệnh hoặc thậm…


OTOTOXIC - NHỮNG RỦI RO KHÓ LƯỜNG TẠI NƠI LÀM VIỆC CÓ TỒN TẠI HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ TIẾNG ỒN

OTOTOXIC - NHỮNG RỦI RO KHÓ LƯỜNG TẠI NƠI LÀM VIỆC CÓ TỒN TẠI HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ TIẾNG ỒN

Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc suy giảm thính giác liên quan đến lao động là do phơi nhiễm với…


PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆT

PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆT

Môi trường nhiệt độ cao không chỉ làm tăng khả năng thương tích hoặc bệnh tật, nó còn có thể góp phần…


CUNG CẤP NHÂN SỰ GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

CUNG CẤP NHÂN SỰ GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

Công trường xây dựng là môi trường làm việc mà luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề…



Từ khóa mức phạt do không huấn luyện an toàn, xử phạt do không học an toàn, không tổ chức huấn luyện an toàn

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO