Công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động?
Xin chào AD, cho em hỏi về việc công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động không? Nếu không tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính không vậy ạ? Và khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc phải có sự tham gia của người sử dụng lao động hay không? Xin cảm ơn AD rất nhiều.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến T.S.E Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 14 Luật an toàn - vệ sinh lao đông năm 2015 như sau:
"Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại khoản này khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
4. Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
5. Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động. Bên cạnh đó, còn phải hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của công ty.
Thứ hai, mức phạt khi không tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thì tùy vào số lương người lao động mà công ty vi phạm sẽ bị xử phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định.
Thứ ba, người sử dụng lao động có phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 44/2016/ND-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/ND-CP, quy định như sau:
"Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động."
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thân gửi tới bạn câu trả lời như trên, để tìm hiểu thêm về các quy định pháp luật về lao động, vui lòng gửi câu hỏi tới chung tôi hoặc truy cập: https://baotridaotaoantoan.myzozo.net/ để tìm hiểu thêm
Hoặc liên hệ số 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845 để được tư vấn.