CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TAI NẠN ĐIỆN VÀ NỐI ĐẤT AN TOÀN (PHẦN 2)
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TAI NẠN ĐIỆN (PHẦN 2)
Ngành điện là một trong những ngành nghề có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với điện áp gây nguy hiểm cho người lao động. Chính vì vậy các công ty, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp hoặc có liên quan đến việc sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh đều phải học các kỹ thuật an toàn điện và trang bị các thiết bị, dụng cụ an toàn ngành điện để đảm bảo an toàn cho người lao động. Bài viết tiếp theo này, T.S.E sẽ cùng các bạn tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về một số nguyên nhân thường gặp gây tai nạn điện tại nơi làm việc và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn có góc nhìn rõ hơn và nắm được các biện pháp để chủ động phòng tránh giật điện.
4. Phóng điện cao áp (điện áp từ 1000V trở lên)
Điện cao áp cũng xảy ra các trường hợp phóng điện giữa các pha, phóng điện qua khe hở tiếp xúc như điện hạ áp nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn. Khi đóng cắt dao cách ly cao áp (có tải) đã tạo khe hở hẹp làm phát sinh hồ quang. Do không có bộ phận dập hồ quang nên hồ quang phát triển làm ngắn mạch các pha gây sự cố.
Ngoài ra điện cao áp còn có hiện tượng phóng điện qua không khí do điện dung. Đó là hiện tượng khi người đứng gần điện cao áp ở một khoảng cách nào đó sẽ bị phóng điện qua không khí vào người. Đối với đường dây trên không, điện áp từ 1000V trở lên ta cần chú ý đến điện dung của đường dây đối với đất. Khoảng cách phóng điện phụ thuộc vào điện áp đường dây, cường độ dòng điện trong dây dẫn, mật độ điện tích trong môi trường không khí.
Sau khi cắt điện, trên dây dẫn vẫn còn có một lượng điện tích gọi là điện tích tàn dư. Lượng điện tích tàn dư phụ thuộc vào tham số mạch điện và thời điểm cắt điện. Nếu người chạm vào thì cũng sẽ có dòng điện qua người gây nguy hiểm. Người bị phóng điện cao áp, ngoài yếu tố nguy hiểm do nhiệt độ của tia lửa hồ quang mạnh còn có dòng điện qua người lớn.
5. Điện cảm ứng
Với một đường dây dẫn điện, khi trong dây dẫn có dòng điện chạy qua thì xung quanh dây dẫn có từ trường. Độ lớn của từ trường xung quanh dây dẫn phụ thuộc vào điện áp, tần số và cường độ dòng điện. Theo nguyên lý cảm ứng từ, nếu đường sức từ trường cắt qua một đường dây kim loại thì trong dây kim loại xuất hiện dòng điện cảm ứng. Cường độ từ trường càng lớn thì dòng điện cảm ứng càng mạnh.
Với một đường dây kim loại bất kỳ đi gần đường dây cao áp đang vận hành ở một khoảng cách nào đó, trong đường dây kim loại sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng, Dòng điện này có thể đủ lớn gây nguy hiểm.
6. Điện áp bước
Khi cách điện của thiết bị điện bị thủng, dây điện đứt rơi xuống đất, sứ vỡ điện chạm xà hay điện chạm vào tường nhà, hàng rào …sẽ có dòng điện truyền xuống đất hay gọi là dòng điện chạm đất. Nếu thiết bị bảo vệ không kịp thời cắt nguồn điện thì dòng điện sẽ lan toả trong đất.
Quỹ tích những điểm cách đều về điện trở so với điểm chạm đất sẽ tạo nên một mặt đẳng áp. Càng xa điểm chạm đất, do điện trở đất tăng lên, dòng điện tản trong đất càng giảm do đó điện áp càng giảm.
Để khảo sát đồ thị phân bố điện áp trong vùng dòng điện rò trong đất, người ta giả thiết dòng điện đi vào đất qua một cực kim loại hình bán cầu có phương trình tính tại điểm A là:
Trong đó:
- UA: điện áp xét tại một điểm A (cũng là hiệu số điện áp giữa điểm A với điểm vô cùng xa – điện áp của điểm vô cùng xa có thể xem bằng không)
- Uđ: điện áp xuất hiện trên vật nối đất
Trong đó:
- Iđ: dòng điện chạm đất
- p: Điện trở suất của đất
- Xđ: bán kính của vật nối đất hình bán cầu
- XA: khoảng cách từ điểm A tới điểm chạm đất
Từ phương trình khảo sát người ta xác định được sự phân bố điện áp trong vùng dòng điện rò trong đất đối với điểm xa vô cùng ngoài vùng dòng điện rò có dạng đường hypecbon.
Xét trên đồ thị ta thấy: tại điểm 0: điện áp đối với đất ở chỗ trực tiếp chạm đất: Uđ = Iđrđ
Trong đó:
- rđ: điện trở tản ở chỗ chạm đất.
Càng xa điểm chạm đất, do điện trở đất tăng lên, dòng điện tản trong đất càng giảm đáng kể làm cho điện áp tại các điểm trên mặt đất giảm. Khi chạm vào hai điểm có điện áp chênh lệch nhau thì điện áp đặt lên hai điểm đó gọi là điện áp bước: Ub = UA – UB
Không thể cho rằng điện áp bước không nguy hiểm. Dòng điện qua hai chân người không đi qua đường tuần hoàn hay hô hấp nhưng sẽ làm cho các cơ bắp của người bị co giật làm người ngã xuống, tay hay đầu chạm đất, dòng điện sẽ qua tim và gây nguy hiểm tính mạng.
7. Điện chạm vỏ kim loại
Vỏ thiết bị điện trong nội dung này cần hiểu bao gồm cấu kiện bao bọc và giá đỡ bằng kim loại.
Thiết bị điện trong khi vận hành có thể xảy ra sự cố điện chạm ra vỏ do hư hỏng cách điện hay đầu dây bị đứt từ bên trong hoặc bên ngoài chạm vỏ. Đối với điện cao áp hay hạ áp thiết bị điện theo quy định phải nối đất an toàn hoặc nối đất nối không đảm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Tuy nhiên trong trường hợp thiết bị bảo vệ không tác động cắt kịp thời đều gây nguy hiểm cho người.
Phần tiếp theo: Sơ đồ nối đất an toàn
T.S.E ĐÀO TẠO AN TOÀN ĐIỆN VÀ CUNG ỨNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH ĐIỆN TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC
Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.
Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525 hoặc Hotline: 0936.953.845 Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện kỹ thuật an toàn trong không gian hạn chế trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.
Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân ngay hôm nay để ngăn ngừa các yếu tố có hại liên quan tới chì tại nơi làm việc, tìm hiểu thêm về sản phẩm tại Shop bảo hộ của T.S.E Truy cập shop bảo hộ của chúng tôi tại địa chỉ: www.shopbaoho.vn
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TẠI NƠI LÀM VIỆC
Tin liên quan
MỐI ĐE DỌA KHÔNG THỂ BỎ QUA TỪ KHÓI HÀN
Hơi khói hàn đem lại một mối nguy hại nghiêm trọng cho bất kỳ ai hít phải chúng. Vậy làm thế nào để…
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
Ngày ngày, hàng triệu người làm việc trong môi trường chứa các nguy cơ có khả năng gây bệnh hoặc thậm…
OTOTOXIC - NHỮNG RỦI RO KHÓ LƯỜNG TẠI NƠI LÀM VIỆC CÓ TỒN TẠI HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ TIẾNG ỒN
Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc suy giảm thính giác liên quan đến lao động là do phơi nhiễm với…
PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆT
Môi trường nhiệt độ cao không chỉ làm tăng khả năng thương tích hoặc bệnh tật, nó còn có thể góp phần…
CUNG CẤP NHÂN SỰ GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Công trường xây dựng là môi trường làm việc mà luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề…
Từ khóa an toàn điện, huấn luyện an toàn, an toan dien, nguyen nhan tai nạn điện, nối đất an toàn,