XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP P3
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP
Phần 3 – Bộ máy tổ chức và phân công trách nhiệm
Để triển khai thành công Hệ thống quản lý cần phải xây dựng bộ máy tổ chức làm nhiệm vụ AT-VSLĐ tại doanh nghiệp. NSDLD có trách nhiệm thành lập và phân định trách nhiệm thực hiện công tác ATVSLĐ đến cán bộ quản lý, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp. Việc áp dụng cho từng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ căn cứ vào nguy cơ, tổ chức bộ máy, khả năng điều hành mà hướng dẫn áp dụng cụ thể, theo các phương án ưu tiên sau:
- Xác định một cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác AT-VSLĐ tại doanh nghiệp (có thể chỉnh NSDLĐ trong doanh nghiệp dưới 10 lao động).
- Xác định trách nhiệm cho các cá nhân khác có liên quan (áp dụng khi doanh nghiệp chưa có tổ chức Phòng/Ban).
- Xác định một phòng/ ban chịu trách nhiệm quán lý chung về công tác AT-VSLĐ (áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức phòng ban đơn giản).
- Xác định một phòng/ban chju trách nhiệm chính và phân công nhiệm vụ cho các Phòng Ban khác (Tổ chức các phòng ban đầy đủ cả phòng lao động, tiền lưong, kế hoạch, tài chính, kinh doanh, sản xuất/kỹ thuật...).
Việc phân định vai trò và trách nhiệm của từng nhân tố nếu trong nội bộ doanh nghiệp phải được trình bày trong các tài liệu hướng dẫn/quy trình/khóa huấn luyện AT-VSLĐ tại doanh nghiệp, nhằm thông tin đến toàn thể NLD và các bên có liên quan khác.
Ở Việt nam quy định tổ chức bộ máy được khái quát như hình đính kèm.
Doanh nghiệp có thể có nhiều phòng ban liên quan tới công tác AT-VSLĐ (Ví dụ: kế hoạch tài chính, hội đồng/ban an toàn và sức khỏe, phòng y tế, đội phòng cháy chữa cháy, các phòng/ban trong công tác ATLVSLĐ từ khâu lập kế hoạch, xác định rủi ro đến việc tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm soát các rủi ro và hoàn thiện Hệ thống quản lý.
Quyền hạn và trách nhiệm cao nhất đối với việc thực hiện ATVSLĐ vẫn là NSDLĐ/Chủ doanh nghiệp; trước pháp luật NSDLĐ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về từng nội dung của công tác ATVSLĐ. Mỗi thành viên của doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm riêng của mình, quyền hạn và trách nhiệm đối với các vấn đề ATVSLĐ thì mục tiêu về bảo về sức khỏe và đảm bảo ATLĐ của từng doanh nghiệp mới thành công.
Quyền hạn và trách nhiêm của NSDLĐ và NLĐ đối với công tác AT-VSLĐ đã được quy định tại các điều 6; 7; 72; 73; 74 và 75 Luật AT-VSLĐ năm 2015. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cụ thể các quy định trên để đảm bảo rằng mỗi NLĐ đều phải chịu trách nhiệm đối với chính sức khỏe của họ cũng như những người lao động liên quan. Có thể xem xét kết hợp trách nhiệm này vào bản mô tả công việc và là căn cứ đánh giá hiệu quả làm việc. Văn phong sử dụng dễ hiểu, vừa mang tính tổng quát theo phát luật, vừa tập trung vào những điểm chính, phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp.
Mức độ thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm của người quản lý và NLĐ cũng như các rủi ro liên quan tới công việc. Điều quan trọng là phải đảm bảo NLĐ, đặc biệt là những người lao động mới, được huấn luyện, hướng dẫn đầy đủ về công tác AT-VSLĐ. NSDLĐ chịu trách nhiệm tổng thể về công tắc ATVSLĐ tại nơi làm việc, có trách nhiệm cung cấp những nguồn lực phù hợp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu và chính sách AT-VSLĐ. NLĐ phải quan tâm đầy đủ đến công tác ATVSLĐ để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân và những người lao động có liên quan và đồng thời phải hợp tác với NSDLĐ để thực hiện các mục tiêu ATVSLĐ đã đề ra.
.........
Phần 4: Ví dụ về tổ chức và phân định trách nhiệm làm công tác an toàn – vệ sinh lao động
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…
PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…
Từ khóa Hệ thống quản lý AT-VSLĐ, công tác an toàn vệ sinh lao động, , an toàn lao động, Hệ thống HSE