PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NƠI LÀM VIỆC

2021-06-02 Viewed 3679

Phần tiếp theo 5.7.3: Hướng dẫn lập và thực hiện phương pháp xử lý nhằm giảm mức độ nguy hiểm

Dựa trên kết quả đánh giá mức độ rủi ro trong phần 5.7.2 để xác định thứ tự kiểm soát ưu tiên đối với các mối nguy hiểm, có hại có mức độ từ cao tới thấp. Khi xác định được vấn đề nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường thì cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm giảm mức độ nguy hiểm tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được của doanh nghiệp. Trong trường hợp có nội dung được quy định trong pháp luật về phương pháp xử lý để giảm mức độ nguy hiểm thì doanh nghiệp phải đáp ứng được tối thiểu các quy định đó. Về biện pháp kiểm soát rủi ro thì có thể hiểu đó là việc đưa ra công cụ đánh giá rủi ro một cách có hệ thống dựa vào một tập hợp các tùy chọn kiểm soát (hay phân cấp kiểm soát) để xác định phương thức kiểm soát hiệu quả nhất cho các rủi ro gắn liền với từng nguy cơ. Quy trình này bao gồm việc phân tích dữ liệu thu thập được trong suốt quá trình nhận diện và đánh giá rủi ro, từ đó phát triển một kế hoạch chiến lược để kiểm soát những rủi ro đã xác định. Quy trình kiểm soát rủi ro bắt đầu bằng biệc xem xét các rủi ro ở mức độ cao nhất rồi lần lượt tiếp tục với các rủi ro thấp hơn. Mỗi rủi ro đều nên được xem xét kỹ lưỡng, có tính đến việc lựa chọn giải pháp kiểm soát theo thứ tự ưu tiên.

Thứ tự ưu tiên các biện pháp kiểm soát như sau:

  1. Biện pháp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ
  2. Biện pháp thay thế - Thay thế nguy cơ hiện hữu bằng một nguy cơ ít có khả năng xảy ra hơn
  3. Biện pháp kỹ thuật - sử dụng các phương tiện kiểm soát bằng máy thay cho con người
  4. Biện pháp tổ chức, hành chính – Thiết lập nội quy, quy trình làm việc, đào tạo …
  5. Biện pháp sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân – Thực hiện riêng đối với những mối nguy hiểm không thể giảm thiểu hoặc loại bỏ ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp kiểm soát trên.

Khi xây dựng phương pháp nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro nếu áp dụng các phương pháp xử lý nhằm loại bỏ tận gốc hoặc phương pháp xử lý về mặt kỹ thuật, máy móc thì sẽ có thể mất nhiều chi phí và thời gian cải tiến kéo dài nên không phải quá phù hợp ở doanh nghiệp và có nhiều trường hợp lập phương pháp xử lý ưu tiên như sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc phương pháp quản lý có thể cải tiến dễ dàng với chi phí thấp. Đây có thể trở thành phương pháp xử lý hiệu quả nhất thời. Tuy nhiên, về bản chất nếu doanh nghiệp muốn đạt được một kết quả tốt nhất và bền vững nhất thì nên đầu tư để tối ưu hóa công nghệ, quy trình sản xuất… để loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm thay vì chỉ áp dụng các biện pháp ít mang lại hiệu quả hơn.

Sau khi thực hiện phương pháp xử lý nhằm giảm thiểu mức độ nguy hiểm cần kiểm tra xem phương pháp đó có khả thi và mang lại hiệu quả hay không, và mức độ nguy hiểm đã giảm về mức độ cho phép hay chưa. Lưu ý, vì có thể có khả năng chưa giảm được đúng mức nên cần phải dự tính mức độ nguy hiểm lại một lần nữa. Nếu như yếu tố nguy hiểm, có hại được phán đoán đã được loại bỏ nhờ vào việc loại bỏ hoàn toàn các nhân tố nguy hiểm, có hại hoặc khả năng xảy ra nguy hiểm đã được giảm xuống đủ thấp nhờ vào việc áp dụng nguyên tắc cách ly phù hợp và quy định an toàn trong công việc thì có nghĩa là mức độ nguy hiểm đã về mức thấp nhất có thể. Trái lại, trong trường hợp chưa loại bỏ được đủ các yếu tố nguy hiểm – có hại thì sau khi dự tính mức độ nguy hiểm và quyết định mức độ rủi ro thì cần lập và thực hiện phương pháp giảm thiểu lại. Trường hợp không thể giảm mức độ nguy hiểm về mức cho phép bằng phương pháp loại bỏ hoặc phương pháp kỹ thuật thì phải xử lý bằng phương pháp quản lý, hành chính và sau cùng là sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân.

Ví dụ về sơ đồ phương pháp xử lý nhằm giảm thiểu mức độ nguy hiểm

Phần 5.7.4: Ví dụ thực tế thực hiện đánh giá mức độ rủi ro

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa Đánh giá rủi ro; nhận diện mối nguy; đánh giá yếu tố nguy hiểm có hại; phuong phap danh gia rui ro;

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO