PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NƠI LÀM VIỆC
Phần tiếp theo 5.7.2: Quyết định mức độ rủi ro
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể làm thế nào để quyết định được mức độ rủi ro khi thực hiện đánh giá để làm căn cứ cho việc thiết lập các phương pháp xử lý phù hợp đối với các yếu tố nguy hiểm, có hại có mức độ tiềm ẩn rủi ro cao. Hy vọng, các bạn sẽ có góc nhìn tổng quan hơn trong việc đưa ra quyết định về mức độ rủi ro đối với các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của mình.
Quyết định mức độ rủi ro là bước phán đoán xem mức độ nguy hiểm của một yếu tố nguy hiểm, có hại nào đó có nằm trong khả năng cho phép (Tolerable) hay không. Lưu ý, đây là bước phán đoán để xác định việc có cần thiết phải đưa ra các biện pháp kiểm soát hay không và việc không phán đoán được chính xác mức độ rủi ro sẽ dẫn tới việc đánh giá tổng thể bị sai lệch, đồng thời sẽ đưa ra các hướng xử trí không hiệu quả. Và có thể nói rằng, việc không phán đoán chính xác và đưa ra biện pháp xử lý không phù hợp cũng là một sự không an toàn.
Việc phán đoán về mức độ này sẽ có thể bị mang tính cảm tính do được quyết định bởi con người. Cùng một mối nguy hiểm, nhưng có người sẽ cho rằng là không sao, nhưng người khác lại cho rằng là nguy hiểm, có công ty nói rằng không vấn đề gì, nhưng ở công ty khác lại có thể xảy ra nguy hiểm. Đây là bước có liên quan nhiều đến tính chủ quan nên phải đặc biệt lưu ý để không đưa ra những quyết định theo ý kiến cá nhân. Trường hợp thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm một mình thì dễ đưa ra những quyết định mang tính cá nhân nên để tránh việc đưa ra những quyết định như vậy thì nên thành lập các đội đánh giá khi thực hiện đánh giá rủi ro.
Mức độ rủi ro sau khi xác định phải được đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, trường hợp không cần phải đưa ra biện pháp bổ sung nào nữa thì có thể quy định các biện pháp an toàn đó trở thành tiêu chuẩn an toàn đối với công việc được đánh giá. Trong trường hợp mức độ nguy hiểm vẫn chưa được giảm thiểu tới mức thấp có thể chấp nhận được thì cần phải ghi rõ xem mức độ nguy hiểm còn lại (Residual risk) đang tồn tại ở mức độ nào và phải được đưa các biện pháp kiểm soát xử lý bổ sung nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro tới mức chấp nhận được.
Lưu ý: Tiêu chuẩn về mức độ nguy hiểm cho phép phải được thiết lập một cách hệ thống tại doanh nghiệp trước khi tiến hành quyết định mức độ nguy hiểm và đánh giá mức độ nguy hiểm, vì vậy việc này nên được thiết lập trong bước chuẩn bị trước ở bước 1, và nội dung đó có thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp. Tiếp sau đây là một vài ví dụ về tiêu chuẩn quyết định mức độ nguy hiểm.
Ví dụ 1: về tiêu chuẩn mức độ nguy hiểm cho phép
Mức độ ưu tiên quản lý rủi ro |
Mô tả |
Cao |
Những rủi ro thuộc loại này được đánh dấu bằng màu Đỏ. Hoạt động này phải được dừng lại và phải hành động ngay lập tức để cô lập rủi ro. Các biện pháp kiểm soát hiệu quả phải được xác định và thực hiện. Hơn nữa, hoạt động không được tiến hành trừ khi rủi ro được giảm xuống mức thấp hoặc chấp nhận được. Đối với các rủi ro ở đều phải đưa ra biện pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp và đưa vào cột biện pháp kiểm soát. |
Trung bình |
Những rủi ro thuộc danh mục này được đánh dấu bằng màu vàng. Các biện pháp kiểm soát bổ sung phải được thực hiện để giảm xuống mức thấp song song với việc duy trì các biện pháp kiểm soát hiện hành. Nếu những vấn đề này nếu không thể được giải quyết ngay lập tức, phải lập kế hoạch để khắc phục. |
Thấp |
Những rủi ro thuộc danh mục này được đánh dấu bằng màu xanh lá, có thể được bỏ qua vì chúng thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Đánh giá định kỳ là điều bắt buộc để đảm bảo các sự kiểm soát vẫn hiệu quả. |
Ví dụ 2: Quyết định mức độ nguy hiểm theo phương pháp nhân
Mức độ nguy hiểm |
Có được phép hay không |
Phương pháp cải tiến |
|
16 ~ 20 |
Rất cao |
Không thể cho phép |
Cải tiến ngay lập tức |
15 |
Cao |
Cải tiến càng nhanh càng tốt |
|
9 ~ 12 |
Hơi cao |
Cải tiến nhanh |
|
8 |
Trung bình |
Cải tiến theo kế hoạch |
|
4 ~ 6 |
Thấp |
Có thể cho phép |
Cải tiến theo nhu cầu cần thiết |
1 ~3 |
Rất thấp |
Ví dụ 3: Quyết định mức độ nguy hiểm theo phương pháp tổ hợp
Mức độ nguy hiểm |
Có được phép hay không |
Phương pháp cải tiến |
|
III |
Cao |
Không thể cho phép |
Cải tiến ngay lập tức |
II |
Trung bình |
Cải tiến |
|
I |
Thấp |
Có thể cho phép |
Cải tiến theo nhu cầu cần thiết |
Ví dụ 4: Quyết định mức độ nguy hiểm theo phương pháp cộng
Mức độ nguy hiểm |
Có được phép hay không |
Phương pháp cải tiến |
|
20 ~ 12 |
Rất cao |
Không thể cho phép |
Cải tiến ngay lập tức |
11 ~ 9 |
Cao |
Cải tiến nhanh trong khả năng |
|
8 ~6 |
Trung bình |
Cải tiến theo kế hoạch năm |
|
5 ~ 3 |
Thấp |
Có thể cho phép |
Cải tiến theo nhu cầu cần thiết |
Phần tiếp theo 5.7.3: Hướng dẫn lập và thực hiện phương pháp xử lý nhằm giảm mức độ nguy hiểm
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…
PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…
Từ khóa xây dựng hệ thống quản lý HSE, phương pháp đánh giá rủi ro, yếu tố nguy hiểm; có hại tại nơi làm việc,