NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Phần 5.3 : Những nguyên tắc chung trong công tác đánh giá mức độ rủi ro
Để quá trình nhận diện, phân tích, đánh giá mối nguy hiểm tại nơi làm việc thì chủ doanh nghiệp cần nắm rõ được các nguyên tắc chung, khuôn khổ trong công tác đánh giá mức độ nguy hiểm, có hại trước khi thực hiện để quá trình này đạt được hiệu quả tốt nhất có thể. Bài viết hôm nay, sẽ tiếp tục chia sẻ cùng quý khách hàng, các bạn về các nguyên tắc chung cần lưu ý trong công tác đánh giá mức độ nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Hy vọng, quý khách hàng, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình này và có thể áp dụng để gia tăng hiệu quả tại nơi làm việc của mình.
Như vậy, các nguyên tắc chung này có thể được bao gồm (nhưng không giới hạn):
Thứ nhất, tổ chức phải hiểu rõ mục đích căn bản của đánh giá mức độ nguy hiểm là để loại bỏ yếu tố rủi ro (Risk). Công tác đánh giá mức độ nguy hiểm là việc tìm ra các yếu tố nguy hiểm – nguy hại (hazard), phân tích và đánh giá xem nó nguy hiểm ở mức độ nào và đưa ra các mức độ ưu tiên trong kiểm soát rủi ro.
Trình tự xúc tiến và đánh giá mức độ nguy hiểm cơ bản:
- Chuẩn bị trước các công việc như: lựa chọn đối tượng, khu vực, phạm vi đánh giá vv
- Nhận diện các yếu tố nguy hiểm - có hại
- Phân tích mức độ rủi ro
- Định mức rủi ro
- Lập – thực hiện phương pháp giảm thiểu mức độ nguy hiểm và ghi chép lại
Nếu việc tập trung đơn thuần vào công tác đánh giá vẫn không mang lại hiệu quả thì nên tiếp cận thông qua quá trình P – D – C – A [Hệ thống có thể hướng đến cải tiến liên tục]. Mặc dù vậy, để văn bản hoá và điều chỉnh – hoàn thiện một cách có hệ thống và liên tục thì đó phải là một hệ thống có thể có phản hồi. Việc quan trọng nhất là tìm ra những yếu tố rủi ro (nguy hiểm tiềm ẩn, căn nguyên mang tính tiềm ẩn gây ra nguy hiểm – nguy hại) để loại bỏ các rủi ro (Risk).
Thứ hai, phương pháp giảm thiểu mức độ nguy hiểm là phải ưu tiên áp dụng tối đa các phương pháp để loại bỏ tận gốc các yếu tố nguy hiểm – có hại từ mức độ cao xuống thấp.
Cấp độ kiểm soát ưu tiên:
Trong trường hợp doanh nghiệp cần nhiều thời gian hơn cho việc thực hiện các biện pháp xử lý nhằm triệt tiêu mức độ nguy hiểm, có hại đã được lập ra thì phải tìm kiếm ngay các biện pháp xử lý tạm thời trước nhằm bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm – có hại như sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân, giảm và giới hạn thời gian làm việc, chuyển đổi công việc vv..
Thứ ba, việc thực hiện đánh giá dựa trên những nguồn tài nguyên, nguồn lực có hạn (ví dụ như chỉ 1 người, hoặc 1 nhóm người thực hiện nhận diện và đánh giá mối nguy hiểm) sẽ không giúp loại bỏ được tất cả mọi nguy hiểm hiện hữu và có thể phát sinh mới. Do đó doanh nghiệp cần phải liên tục thực hiện đào tạo cho đối tượng người lao động về kiến thức, phương pháp tự nhận diện, đánh giá mức độ nguy hiểm tại nơi làm việc của mình hằng ngày. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xây dựng, chuẩn hóa quy trình, phương pháp hay hướng dẫn cụ thể để bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận và thực thi một các thuận lợi. Việc thiết lập các tài liệu này phải dựa trên bối cảnh cụ thể của tổ chức, phạm vi/mức độ áp dụng và các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn ngành hiện hành và các tiêu chuẩn mà khách hàng áp dụng…
Thứ tư, doanh nghiệp phải ưu tiên xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó, xử lý đối với các vi phạm về mặt pháp quy, các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra như tràn đổ hóa chất độc có tính nguy hiểm cao, chất hoá học CMR* hay rò rỉ tia phóng xạ vv... Điều này có nghĩa là mức độ nguy hiểm của các yếu tố nguy hiểm – có hại mà doanh nghiệp đang sử dụng là không thể thay thế hay loại bỏ mà chỉ có thể kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Một khi rủi ro xảy ra thì có khả năng sẽ phát sinh bệnh nghiêm trọng, tai nạn lao động ở mức độ nặng hay hủy hoại môi trường, tài sản của doanh nghiệp...
*Chất CMR: chất gây ung thư, độc tính sinh sản, nguồn gây biến đổi gien tế bào sinh sản
Thứ năm, phải thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm theo từng công việc, khu vực làm việc, bao gồm tất
cả các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại hiện hữu hoặc có thể phát sinh tại nơi làm việc như hoá chất và các công việc nặng về cơ xương khớp vv... Đối tượng đánh giá mức độ nguy hiểm là mọi đối tượng có khả năng liên quan đến việc phát sinh bệnh tật hoặc chấn thương do các yếu tố nguy hiểm – có hại từ công việc, khu vực làm việc của người lao động. Ưu tiên lựa chọn các công việc đã từng xảy ra tai nạn, sự cố trong quá khứ để thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm trước.
Thứ sáu, người sử dụng lao động và người lao động cùng hợp tác để cùng tham gia vào quá trình nhận diện, phân tích, đánh giá mức độ nguy hiểm và đưa ra các biện pháp. Xuyên suốt qúa trình này cần phải có sự tham gia của người sử dụng lao động, cấp quản lý và cả người lao động làm các công việc tương ứng thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong chất lượng của cả quá trình và tỷ lệ người lao động hiểu rõ về mức độ nguy hiểm tại hiện trường và đồng ý áp dụng các biện pháp đã thống nhất vào chính nơi làm việc của mình sẽ cao hơn đáng kể. Trong quá trình này, người quản lý an toàn tại doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người thiết lập, điều phối và quản lý tổng quát để đảm bảo quá trình được diễn ra hiệu quả.
Thứ bảy, một số công việc cần được ưu tiên đánh giá mức độ nguy hiểm trước:
- Lắp đặt, di dời, thay đổi hoặc huỷ bỏ các cơ sở xây dựng trong doanh nghiệp
- Mua mới hoặc thay đổi các công nghê, máy móc – khí cụ, công cụ, nguyên vật liệu, thiết bị vv …
- Kiểm tra hoặc bảo trì toà nhà, máy móc, thiết bị vv...
- Áp dụng mới hoặc điều chỉnh trình tự làm việc hoặc phương pháp làm việc…
Người sử dụng lao động ghi nhớ nguyên tắc chung trước khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm và
phải khuyến khích để mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có thể cùng tham gia vào việc đánh
giá mức độ nguy hiểm. Cuối cùng, trường hợp nhận diện, phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đòi hỏi phải có sự tham gia của người lao động làm những công việc tương ứng và luuwys rằng không có trường hợp đặc biệt nào để có thể loại bỏ hoàn toàn được các yếu tố nguy hiểm – có hại xuyên suốt tại nơi làm việc, chỉ có thể làm một cách liên tục và tốt nhất có thể. Trường hợp cần thiết để cho việc đánh giá mức độ nguy hiểm tại doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn thì có thể cần đến sự tham gia của những người có kiến thức chuyên môn về hệ thống quy trình, am hiểu về máy, thiết bị tương ứng vào quá trình đánh giá mưc độ nguy hiểm.
Trong quá trình thực hiện, bất kỳ sự vướng mắc nào đó hoặc cần sự tư vấn, hỗ trợ từ Mastco. Chúng tôi luôn sẵn sàng cử chuyên gia, đội ngũ tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp và đồng hành cùng doanh nghiệp kiến tạo một nơi làm việc an toàn, lành mạnh. Là nền tảng để gia tăng giá trị nhân văn và phát triển doanh nghiệp bền vững.
Bài viết tiếp theo: Phần 5.4 - Quy trình nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…
PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…
Từ khóa xây dựng hệ thống quản lý HSE, kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, kế hoạch HSE hằng năm, yếu tố nguy hiểm; có hại tại nơi làm việc,