Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 27/2021/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức
bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm
các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao
động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức đánh giá).
3. Chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là chuyên gia đánh giá).
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.
Chương II: BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức đánh giá có nhu cầu trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá.
Điều 4. Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ
a) Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ chi tiết được ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá: Thời gian bồi dưỡng là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch.
4. Quy mô và hình thức tổ chức khoá bồi dưỡng
a) Quy mô khoá bồi dưỡng: Không quá 40 người/khoá.
b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung hoặc trực tuyến.
Điều 5. Nguyên tắc, hình thức, nội dung và cơ cấu điểm sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động
1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm tham gia tối thiểu 80% thời gian khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá theo chương trình khung quy định tại Thông tư này.
2. Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động
a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.
b) Sát hạch xử lý tình huống: Học viên bốc thăm và trình bày 01 tình huống giả định trong quá trình đánh giá trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 20 phút/học viên.
c) Tổng số điểm tối đa là 100 điểm, trong đó điểm sát hạch lý thuyết tối đa là 60 điểm, điểm sát hạch xử lý tình huống tối đa là 40 điểm. Tổng số điểm đạt yêu cầu là 70 điểm, trong đó điểm lý thuyết phải đạt ít nhất là 30 điểm, điểm xử lý tình huống ít nhất là 20 điểm.
4. Học viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả sát hạch lần 2 vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải tham gia lại khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu.
Điều 6. Miễn, giảm các nội dung bồi dưỡng
1. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì được miễn toàn bộ nội dung bồi dưỡng.
2. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật thuộc các chuyên ngành khác thì được giảm nội dung bồi dưỡng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động
1. Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định thành lập Hội đồng sát hạch
nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Hội đồng sát hạch).
2. Hội đồng sát hạch có tối thiểu 05 thành viên gồm đại diện Cục An toàn lao động, chuyên gia từ các bộ, ngành có liên quan, các viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó Chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh
đạo Cục An toàn lao động.
3. Hội đồng sát hạch có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
4. Hội đồng sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định.
b) Xây dựng, điều chỉnh đề thi sát hạch phù hợp với từng khóa bồi dưỡng
nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
c) Phân công thành viên Hội đồng tham gia sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống.
d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của học viên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức, thực hiện sát hạch và đề xuất Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, giải quyết.
Tin liên quan
QCVN 18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng
Thông tư này ban hành QCVN 18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng,…
THÔNG TƯ 37/2020/TT-BCT, HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Thông tư 37/2020/tt-bct, Thông tư này quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình…
THÔNG TƯ SỐ 05/2021/TT-BCT, QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện về việc huấn luyện sát hạch an toàn,…
QCVN 05:2020/BCT
Thông Tư 48/2020/Tt-Bct, Ngày 21/12.2020 Ban Hành QCVN 05:2020/BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về An…
QUYẾT ĐỊNH SỐ 3733/2002/QĐ-BYT
Quyết định 3733/2002 của bộ y tế ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, các Nguyên Tắc Và Thông Số…
Từ khóa nghị định 58/2020/NĐ-CP, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH, huấn luyện và sát hạch đánh giá viên an toàn lao động