PHẦN 7: TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG.

2021-07-20 Viewed 3997

PHẦN 7: TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG.

Về trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động được quy định tổng thể tại bộ luật lao động năm 2019 và luật an toàn – vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 mà còn được quy định rõ tại nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Vậy nội dung cụ thể như thế nào và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp thì cần phải có những trách nhiệm gì đối với người lao động của họ khi tham gia làm việc và nghĩa vụ gì đối với các cơ quản lý nhà nước có liên quan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tổng quan lại 07 trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động. Hy vọng sẽ cung cấp tới các bạn một góc nhìn tổng thể, hỗ trợ công tác thực hiện an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp của mình được tốt hơn và tránh được những rủi ro về mặt pháp lý liên quan. Mọi thông tin chưa rõ, vui lòng liên hệ T.S.E để được tư vấn miễn phí.

Phần 7: Trách nhiệm và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động trong công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động.

1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

2. Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:

a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;

b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

4. Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.

5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

6. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.

7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.

Phần 8: Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong công tác huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động mà doanh nghiệp cần quan tâm

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

Theo quy định của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương, tất cả các tổ chức, đơn vị, cá…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ công thương. Danh mục hàng hóa nguy hiểm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động, T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động hàn…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động làm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

Trung tâm đào tạo an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện an toàn lao…



Từ khóa huan luyen an toan lao dong; huấn luyện an toàn lao động; đào tạo an toàn vệ sinh lao động; hse training; Trách nhiệm huấn luyện an toàn của doanh nghiệp;

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO