HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

2021-06-23 Viewed 583

Phần 3: Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Bước 1: Xác định loại hình huấn luyện hoặc chuẩn bị một ma trận huấn luyện

Ma trận huấn luyện ATVSLĐ là một công cụ có thể sử dụng để hỗ trợ các nhà quản lý/chủ doanh nghiệp và cán bộ giám sát nhằm xác định khả năng được yêu cầu đối với các NLĐ của họ. Mục đích của ma trận là để biên soạn một danh sách các môđun huấn luyện ATVSLĐ cần thiết, nhằm trang bị cho các NLĐ những kỹ năng, kiến thức và thông tin về việc kiểm soát hiệu quả đối với việc tiếp xúc với các mối nguy hại trong suốt thời gian làm việc.

Ví dụ về ma trận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch huấn luyện

Hãy bắt đầu kế hoạch huấn luyện bằng cách xác định quyền ưu tiên cho những môđun huấn luyện và phát triển một thời gian biểu huấn luyện cho doanh nghiệp. Trước hết nên tổ chức các môđun huấn luyện về quản lý nguy cơ và phát luật. Các môđun khác được liệt kê trong bảng ma trận huấn luyện ATVSLĐ có thể lần lượt được triển khai theo trình tự phù hợp với nhu cầu của NLĐ.

Việc xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện cụ thể cần lưu ý:

  • Tùy theo từng chuyên đề để xây dựng nội dung cho phù hợp;
  • Lựa chọn giảng viên theo chuyên đề và đặt viết bài giảng;
  • Chuẩn bị thư mời học viên/người tham gia huấn luyện;
  • Liên hệ địa điểm để tổ chức khóa huấn luyện
  • Lập dự toán kinh phí, trình lãnh đạo duyêt;
  • In tài liệu…

Bước 3: Triển khai chương trình huấn luyện

Sau khi đã xây dựng kế hoạch huấn luyện, bước tiếp theo là tổ chức huấn luyện cho phù hợp với kế hoạch và thời gian biểu định sẵn. Có thể doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các môđun huấn luyện bao gồm những chủ đề liên quan tới những vấn đề cụ thể của NLĐ. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng nội dung huấn luyện phải dễ hiểu và nên sử dụng đa dạng các phương pháp để chuyền tải thông điệp. Cũng như vậy, hãy đảm bảo rằng giảng viên có đủ thời gian chuẩn bị tài liệu và địa điểm cho khóa học.

Ghi chép lại các chi tiết của khóa huấn luyện (ví dụ như tên và ngày tháng) vào mẫu huấn luyện khi khóa học kết thúc. Lưu giữ hồ sơ huấn luyện ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử.

Khi tổ chức huấn luyện cần lưu ý:

  • Tùy theo từng nội dung bài giảng/chương trình để bố trí giáo viên/người tham gia thảo luận cho phù hợp;
  • Bố trí giờ giải lao cho hợp lý (một buổi học nên cho 1-2 lần nghỉ ngắn, mỗi lần 10 -15 phút).
  • Tròn thời gian giảng/tổ chức thảo luận, có thể chia thành các nhóm nhỏ để cùng trao đổi một số vấn đề nào đó do giảng viên đưa ra.

Ví dụ về thời gian biểu huấn luyện và mẫu hồ sơ huấn luyện:

Bước 4: Đánh giá công tác huấn luyện

Hãy kiểm tra xem công tác huấn luyện có hiệu quả hay không. Để đảm bảo rằng chương trình huấn luyện đã hoàn thành được mục tiêu, việc đánh giá huấn luyện là vô cùng cần thiết. Một trong những thành phần không thể thiếu của khóa huấn luyện là phải đưa ra các phương pháp để đánh giá mức độ hiệu quả của nó. Kế hoạch đánh giá đợt huấn luyện, dù là do người quản lý lao động viết ra hay nghĩ ra, cũng nên được triển khai song song với việc triển khai song song với việc triển khai nội dung và các mục tiêu của khóa học. Không nên trì hoãn công tác này đến khi đợt huấn luyện đã hoàn tất. Việc đánh giá sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp và những người giám sát xác định được lượng kiến thức mà NLĐ đã tiếp nhận và biết được hiệu suất lao động của họ có được cải thiện hay không. Có thể kể đến một số phương pháp đánh giá công tác huấn luyện như sau:

1. Ý kiến của học viên:

  • Những câu hỏi khảo sát và những buổi thảo luận thân mật với NLĐ có thể giúp các nhà quản lý xác định được sự phù hợp của chương trình huấn luyện.

2. Quan sát của giám sát viên

  • Giám sát viên rất thuận lợi và dễ dàng theo dõi được hiệu suất làm việc của NLĐ cả trước và sau khi huấn luyện, đồng thời ghi lại những tiến bộ hoặc thay đổi.

3. Sự cải thiện của nơi làm việc

  • Thành công quan trọng nhất của một chương trình huấn luyện có thể là những thay đổi xuyên suốt và toàn diện của nơi làm việc. kết quả là làm giảm bớt rủi ro nghề nghiệp hay TNLĐ.

Cho dù được thực hiện bằng phương pháp nào, công tác đánh giá huấn luyện cũng giúp các chủ doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để quyết định xem NLĐ đã đạt được kết quả mong muốn hay chưa và trong tương lai có nên tổ chức lại khóa huấn luyện hay không?

Cuối cùng, hãy thường xuyên xem xét lại những nhu cầu về huấn luyện ATVSLĐ, việc lập kế hoạch cũng như các môđun huấn luyện.

Bảng đánh giá lưu giữ cần nêu và phân tích được:

  • Mức độ tiếp thu của học viên;
  • Đánh giá kỹ năng truyền đạt giảng viên
  • Sự tham gia của học viên: tích cự hay không tích cực.
  • Khó khăn, tồn tại.

Phần 4: Nội dung chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

Theo quy định của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương, tất cả các tổ chức, đơn vị, cá…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ công thương. Danh mục hàng hóa nguy hiểm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động, T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động hàn…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động làm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

Trung tâm đào tạo an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện an toàn lao…



Từ khóa huan luyen an toan lao dong; Tổ chức huấn luyện an toàn; đào tạo an toàn nội bộ; quy trình huấn luyện an toàn;

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO