PHẦN 2 - CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

2021-09-04 Viewed 1947

PHẦN 2 - CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Phần 2.3: Trách nhiệm liên quan trong công tác quản lý sức khỏe và sơ cấp cứu

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các trách nhiệm liên quan trong công tác triển khai sơ cấp cứu tại nơi làm việc. Ví dụ như các trách nhiệm của người sử dụng lao động, cán bộ y tế, đội sơ cấp cứu... và tìm hiểu về kỹ hơn về các chế độ báo cáo định kỳ cần thiết phải gửi cơ quan chức năng định kỳ. Qua bài viết này, T.S.E hy vọng có thể cung cấp tới các bạn những thông tin cần thiết để thiết lập, bổ nhiệm hoặc cải thiện nguồn lực sơ cấp cứu tại doanh nghiệp của mình, từ đó nâng cao sự chuyên nghiệp và hạn chế được những rủi ro "di biến động chấn thương nặng" đối với bất kỳ sự cố tai nạn thương tích nào xảy ra tại nơi làm việc.

Bất kỳ sự thắc mắc, hoặc có câu hỏi nào về công tác tổ chức đội ngũ sơ cấp cứu tại cơ sở của mình, xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo số điện thoại: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0931.844.866; 0936.953.845 để được giải đáp. 

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

2. Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định tại điểm 2, thông tư 19/2016/TT-BYT.

3. Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.

4. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.

5. Thực hiện báo cáo tình hình y tế lao động của cơ sở theo biểu mẫu được quy định tại phụ lục 08, thông tư 19/2016/TT-BYT tới trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động. Thời gian gửi báo cáo:

a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;

b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Trách nhiệm của đội sơ cứu

1. Có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

2. Nắm rõ các vị trí đặt phương tiện sơ cấp cứu, các quy trình ứng cứu và kỹ thuật sơ cứu với chấn thương.

3. Tiến hành tiếp cận, hỗ trợ ban đầu, chăm sóc cho nạn nhân bằng các kỹ thuật sơ cấp cứu phù hợp;

4. Tiếp nhận các phản hồi về tình trạng sức khỏe của người lao động và nhanh chóng hỗ trợ người lao động tới phòng y tế, hoặc trung tâm y tế gần nhất;

5. Hỗ trợ người sử dụng lao động trong công tác điều tra tai nạn và sự cố thương tích.

6. Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư 19/2016/TT-BYT;

7. Tham gia vào các chương trình diễn tập định kỳ theo kế hoạch;

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của người sử dụng lao động hoặc trưởng nhóm phản ứng khẩn cấp. Ví dụ: hỗ trợ sơ tán người lao động, vận chuyển tài sản…

Trách nhiệm của cán bộ y tế trong công tác sơ cấp cứu

1. Định kỳ kiểm tra, rà soát việc tổchức sơ cứu, cấp cứu tại cơ sở;

2. Tham mưu, xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;

3. Kiểm tra tình trạng các trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu tại cơ sở lao động.

4. Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;

5. Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động.

6. Phối hợp và nhận chỉ đạo từ cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động, tiếp nhận và thực hiện đầy đỉu chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế bộ nghành.

7. Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, nghành (nếu có).

8. Đề nghị người sử dụng lao động:

a) Bổ sung thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu khi thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác;

b) Bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, kiểm định trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.

9. Các quy định về trách nhiệm chung của của cán bộ y tế cơ sở, tìm hiểu thêm tại đây.

Trách nhiệm của đội bảo vệ

1. Thực hiện tiếp cận nạn nhân và các nhiệm vụ liên quan khi được giao nhiệm vụ trong đội sơ cấp cứu cơ sở;

2. Điều phối, bố trí sự kiểm soát giao thông tại cơ sở làm việc và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các phương tiện khẩn cấp của địa phương vào nơi làm việc để tiếp cận giúp đỡ nạn nhân càng nhanh càng tốt.

Trách nhiệm của nhà thầu phụ (nếu có)

1. Cung cấp đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu và người phụ trách công tác sơ cấp cứu có đầy đủ năng lực trong phạm vi phụ trách;
2. Đảm bảo các phương tiện sơ cấp cứu được cất giữ và luôn trong tình trạng tốt, đầy đủ. Đồng thời, phải có quy định cụ thể, truyền thông tới tất cả người lao động nắm rõ.

Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động

1. Tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với các trường hợp tai nạn lao động, nhiễm độc các loại hóa chất và các tai nạn khác xảy ra trên địa bàn khi được yêu cầu.

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

3. Thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

4. Kiểm tra công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quản lý.

Trách nhiệm của Trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp.

2. Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp.

3. Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.

T.S.E ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0931 844 866. 0936.953.845 Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.

Phần 2.4: Quy định chung về phòng y tế, khu vực sơ cấp cứu tại doanh nghiệp

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

Những người lao động mới, những người lao động thời vụ hoặc những người lao động trở lại sau thời gian…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

Tôi có câu hỏi xin quý công ty giải đáp giúp tôi: Tôi tên là Hoàng Nam, năm nay 46 tuổi, tôi muốn đi…


KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

Đây là khóa tập huấn thường kỳ T.S.E xúc tiến và tổ chức cùng Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh trong…


PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

Tiêu chuẩn sức khoẻ của lao động? Người thế nào được coi là đủ sức khoẻ lao động? Điều kiện để lao động,…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

Tai nạn lao động là gì? Quy định về trường hợp được coi là tai nạn lao động? Tai nạn giao thông trên…



Từ khóa huấn luyện an toàn sơ cấp cứu, tổ chức đội sơ cấp cứu, quy định về đội sơ cấp cứu, nhiệm vụ đội sơ cấp cứu cơ sở,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO