PHẦN 2 - CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

2021-08-19 Viewed 953

PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Phần 2.1: Công tác quản lý hồ sơ sức khỏe lao động

Công tác quản lý sức khỏe và sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc là những hoạt động có tầm quan trọng tại doanh nghiệp nhằm đưa ra các chương trình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp và đặc biệt là khi người lao động có nguy cơ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc, nhất là người lao động làm việc trong môi trường nguy hại, độc hại.

Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động” có hiệu lực từ ngày 15/8/2016, đã quy định cụ thể về các yêu cầu với hoạt động quản lý sức khỏe của người lao động. Theo đó, tại điều 2 có mô tả như sau:

1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Đồng thời, về công tác quản lý hồ sơ sức khỏe lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, tổng hợp và lưu trữ. Hồ sơ sức khỏe lao động của người lao động bao gồm:

a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;

b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

Trong khi đó, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

-  Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

-  Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);

-  Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)

Người sử dụng lao động thực hiện thiết lập hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT.

Quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động

  1. Tất cảcác trường hợp bị tai nạn lao động, nhiễm độc tại nơi làm việc phải được lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
  2. Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT và phải lưu giữ tại cơ sở lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Thời gian lưu trữ có thể tham kham khảo mức lữu trữ đối với Hồ sơ tai nạn được quy định tại mục 4.1, thông tư 09/2011/TT-BNV. Theo đó, các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thì thực hiện lưu trữ vĩnh viễn, trong khi những vụ tai nạn lao động không nghiêm trọng thì lưu trữ trong vòng 20 năm.

Phần 2.2 Công tác thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

T.S.E ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845. Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

Những người lao động mới, những người lao động thời vụ hoặc những người lao động trở lại sau thời gian…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

Tôi có câu hỏi xin quý công ty giải đáp giúp tôi: Tôi tên là Hoàng Nam, năm nay 46 tuổi, tôi muốn đi…


KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

Đây là khóa tập huấn thường kỳ T.S.E xúc tiến và tổ chức cùng Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh trong…


PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

Tiêu chuẩn sức khoẻ của lao động? Người thế nào được coi là đủ sức khoẻ lao động? Điều kiện để lao động,…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

Tai nạn lao động là gì? Quy định về trường hợp được coi là tai nạn lao động? Tai nạn giao thông trên…



Từ khóa Quản lý sức khỏe lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe lao động, sơ cấp cứu lao động, hồ sơ vệ sinh lao động,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO