CÁC LƯU Ý ĐỐI VỚI CẤP QUẢN LÝ, GIÁM SÁT KHI TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG

2021-06-16 Viewed 702

Phần 2 -  Các điểm lưu ý đối với cấp quản lý, giám sát khi tổ chức chương trình huấn luyện.

Tất cả mọi người có liên quan ở nơi làm việc không kể làm việc chính thức hay làm việc tạm thời thì cũng đều phải được yêu cầu nắm rõ trách nhiệm của bản thân về an toàn – vệ sinh lao động. Từ đó, có những nhận thức từ cơ bản nhất để việc triển khai công tác an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc diễn ra một cách đồng bộ và đạt được mục tiêu của tổ chức. Việc huấn luyện, đào tạo về an toàn – vệ sinh lao động có thể được thực hiện kết hợp với các chương trình huấn luyện, đào tạo khác mà gắn liên với việc thực hiện công việc thực tế hoặc mục tiêu mong muốn thì thường mang lại hiệu quả cao hơn là thực hiện riêng rẽ hoặc chỉ đơn thuần là huấn luyện lý thuyết. Vì không ai có thể đảm bảo một cách chắc chắn rằng đã thông hiểu vấn đề một cách toàn diện từ lý thuyết tới thực hành nếu chỉ thông qua huấn luyện trên lớp đơn thuần. Người sử dụng lao động cần phải đảm bảo rằng mọi người kể cả người lao động, giám sát hay quản lý đều đã hiểu được các tiêu chuẩn tối thiểu về công tác an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc thông qua các cách thức khác nhau như thực hiện thi cử kiểm tra, hỏi vấn đáp, quan sát vv… Đồng thời, cấp quản lý, giám sát cần phải nắm rõ các lưu ý sau đây để đảm bảo rằng người lao động thuộc phạm vi mình quản lý được cung cấp đầy đủ thông tin về yếu tố nguy hiểm, có hại hay các tiêu chuẩn tối thiểu tại nơi làm việc của mình.

1. Thông qua các cách thức như trên, cấp quản lý, giám sát phải đảm bảo tất cả người lao động đều nhận thức rõ và xác định được các yếu tố nguy hiểm, có hại hay rủi ro có thể xảy ra đối với bản thân mình. Nắm rõ các phương pháp hoặc quy định về an toàn – vệ sinh lao động đã được thiết lập và tự giác tuân thủ theo để có thể bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khỏi các rủi ro đó. Phương thức bảo hộ mà người lao động cần phải biết bao gồm cả các hành động để người lao động có thể cùng tham gia nhằm phát hiện và phòng ngừa nguy hiểm, kỹ năng xử lý nhanh nhạy của bản thân với các nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình làm việc hoặc nơi làm việc và sau đó là các hoạt động vì sự cải thiện an toàn vệ sinh lao động chung của tổ chức vv… Không thể nói được chính xác cần phải cung cấp thông tin liên quan đến các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động ở một mức độ nào cụ thể nhưng nó tối thiểu sẽ phải bao gồm các nội dung sau:

  • Quy định về an toàn, an ninh, kiến thức và kỹ năng nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại chung của nơi làm việc.
  • Nội dung công việc, biện pháp thi công/ làm việc an toàn, quy định an toàn, các yếu tố nguy hiểm, có hại đặc thù liên quan đến công việc được giao của người lao động đó, đồng thời là các biện pháp nhằm phòng ngừa và kiểm soát.
  • Nhiệm vụ và vai trò của người lao động trong tình huống khẩn cấp.

Thông thường, các mối nguy hiểm, có hại sẽ xuất hiện nhiều hơn đối với những người lao động làm những công việc có rủi ro cao hơn như: làm việc trong không gian hạn chế, làm việc với hóa chất nguy hiểm, làm việc với điện áp cao, làm việc trong các khu vực đường ống áp lực cao… và nội dung chủ yếu tập trung vào các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp kiểm soát đặc trưng đối với từng công việc trên. Mặc dù vậy, những nội dung huấn luyện cơ bản như an toàn chung, quy định an ninh… tại nơi làm việc vẫn phải được đưa vào chương trình đào tạo như một tiêu chuẩn tối thiểu tại nơi làm việc.

2. Quản lý, giám sát phải nắm vững những nhiệm vụ dưới đây để có thể hoàn thành trách nhiệm của bản thân về an toàn – vệ sinh lao động đạt hiệu quả nhất và hiểu được lý do tại sao lại được giao những nhiệm vụ đó:

  • Thực hiện phân tích an toàn trong công việc (Job Safety Analysis) mà bản thân đang thực hiện giám sát để có thể tìm ra những rủi ro có thể xảy ra.
  • Đưa ra các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa đối với các rủi ro tương ứng và đồng thời duy trì các biện pháp đó xuyên suốt quá trình làm việc.
  • Bắt buộc tuân thủ theo các thao tác an toàn trong trường hợp cần thiết, đưa ra những phản hồi về kết quả áp dụng thường xuyên, thực hiện truyền đạt/huấn luyện cho người lao động về cách thức thực hiện công việc được giao/ các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa cần thiết và các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể xuất hiện trong công việc của họ.

Giám sát là những người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đạt được mục tiêu an toàn chung của tổ chức, xét tới các yếu tố sau đây:

  • Giám sát là người có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí đang làm việc. Họ được đào tạo, nắm rõ các tiêu chuẩn, yêu cầu, đặc tính và nhận thức rõ về các quy trình vận hành, yếu tố nguy hiểm, có hại và biện pháp kiểm soát, phòng ngừa tương ứng trong công việc, và tại nơi làm việc.
  • Là người có thời gian thường trực tại nơi làm việc nhiều. Trách nhiệm chuyên môn của họ tập trung vào việc giám sát quá trình sản xuất/thi công và chính trong quá trình này là tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất. Chính vì vậy, giám sát phải thông hiểu rõ về trách nhiệm, tiêu chuẩn an toàn của họ đối với chính nơi làm việc mình phụ trách để đảm bảo mục tiêu về sản phẩm, tiến độ, chất lượng, an toàn đạt hiệu quả.
  • Là người trung gian giữa người sử dụng lao động, cấp quản lý, bộ phận an toàn – vệ sinh lao động và người lao động. Vị trí này mang tính điều phối và cân bằng giữa công tác sản xuất/thi công và công tác thực hiện an toàn lao động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì nếu điều phối công việc tốt, cân bằng được giữa sản xuất/thi công và công tác an toàn thì sẽ rất dễ dàng đạt được mục tiêu kép là mục tiêu về sản xuất và mục tiêu về an toàn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không cân bằng được thì cũng sẽ dễ dàng không đạt được một trong hai hoặc cả hai mục tiêu trên. Đây cũng chính là căn nguyên dẫn tới những mâu thuẫn giữa bộ phận giám sát và bộ phận an toàn – vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp. Khi mà giám sát, quản lý quá tập trung vào việc đạt được mục tiêu sản xuất thì sẽ dẫn tới việc mất cân bằng việc thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động. Nguyên nhân chủ yếu, cũng là do đội ngũ giám sát, quản lý chưa nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với công tác an toàn – vệ sinh lao động nói chung. Chính vì vậy, để giải quyết được vấn đề này thì người sử dụng lao động phải văn bản hóa, ban hành các tiêu chuẩn tối thiểu về trách nhiệm đối với đội ngũ giám sát, quản lý, đồng thời huấn luyện để họ hiểu rõ rằng công tác thực hiện an toàn là trách nhiệm của họ. Trong khi, vai trò của bộ phận an toàn – vệ sinh lao động là tham mưu, tư vấn và giám sát việc thực hiện an toàn của các bộ phận khác, bao gồm cả bộ phận sản xuất/thi công.
  • Một người giám sát hiệu quả, sẽ có thể tạo ra những ảnh hưởng và động lực nhất định để nhân viên cấp dưới tham gia tích cực hơn vào các công tác an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, về mặt pháp lý việc bổ nhiệm một giám sát để kiêm nhiệm luôn các công tác an toàn tại nơi làm việc cũng hợp lý và sử dụng nhân lực một cách hiệu quả.

Việc huấn luyện, đào tạo cho người quản lý, giám sát bao gồm các nội dung như thông tin về các yếu tố nguy hiểm, có hại và trách nhiệm của bản thân họ về công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, phương pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các tình huống khẩn cấp…

3. Quản lý, giám sát phải thông hiểu trách nhiệm của bản thân về công tác thực hiện an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp và phải đảm bảo việc thực hiện chúng một cách hiệu quả. Tại một số các doanh nghiệp có xu hướng cho rằng việc đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động là trách nhiệm của đội ngũ nhân viên an toàn và coi thường việc thực hiện đào tạo về trách nhiệm an toàn – vệ sinh lao động cho đội ngũ giám sát, quản lý. Chính vì vậy, về lâu dài doanh nghiệp sẽ không thể đạt được mục tiêu mà họ mong muốn cho dù áp dụng rất nhiều chương trình đào tạo cho người lao động bởi vì người lao động sẽ không tin tưởng để thực hiện nếu người giám sát, quản lý của họ không có những chuẩn mực nhất định.

4. Ví dụ về trách nhiệm của một người giám sát trong doanh nghiệp xây dựng:

Giám sát kỹ thuật kiêm cán bộ an toàn bán chuyên trách

  • Giám sát thi công đồng thời là một cán bộ an toàn bán chuyên trách chịu trách nhiệm về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy tại khu vực đảm nhiệm trước ban quản lý dự án.
  • Giám sát việc thực hiện an toàn trong công việc hàng ngày. Đảm bảo các công việc được thi công theo đúng biện pháp thi công và hướng dẫn an toàn.
  • Kiểm tra và đôn đốc các NV, công nhân thầu phụ tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy tại khu vực mình đảm nhiệm.
  • Truyền thông các yêu cầu về HSE tới các nhân viên trong phạm vi phụ trách và đảm bảo các yêu cầu HSE được tuân thủ.
  • Đối với các công việc có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn lao động, giám sát/đốc công phải đảm bảo các công việc được giao cho công nhân là hoàn toàn phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng chuyên môn.
  • Kiểm tra phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa kịp thời.
  • Phối hợp cùng BCHCT, thầu phụ tìm các biện pháp khắc phục các sự cố.
  • Thực hiện công tác ứng phó với các tình huống khẩn cấp theo chỉ đạo của PM/SM.
  • Đảm bảo mọi thương tích cá nhân đều được điều trị đầy đủ bởi đội ngũ sơ cấp cứu tại chỗ hoặc cơ quan y tế.
  • Hỗ trợ chuyên viên HSE tổ chức huấn luyện, họp an toàn với các tổ đội thi công và công nhân thầu phụ.
  • Tham dự các cuộc họp an toàn hàng ngày, các khóa huấn luyện và các cuộc họp khác liên quan tới HSE khi có yêu cầu.
  • Báo cáo công tác khắc phục các hành vi, điều kiện không an toàn cho ban quản lý dự án.
  • Đảm bảo mọi hoạt động HSE diễn ra tại công trường phải được ghi chép trong sổ nhật ký an toàn công trường. Làm cơ sở để đánh giá KPIs của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên và công nhân thực hiện tốt an toàn trong tháng.

Phần tiếp theo: Phần 3 – Tổ chức thực hiện huấn luyện

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ

Theo quy định của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương, tất cả các tổ chức, đơn vị, cá…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ công thương. Danh mục hàng hóa nguy hiểm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động, T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động hàn…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Trung tâm huấn luyện an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo an toàn lao động làm…


HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO

Trung tâm đào tạo an toàn lao động T.S.E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện an toàn lao…



Từ khóa Huấn luyện an toàn lao động; huan luyen an toan; chuc nang nhiem vu; dao tao an toan lao dong

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO