TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

2021-10-12 Viewed 878

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao gồm trung tâm mua sắm, trường học, khu chung cư, nhà ga và sân bay. Máy sẽ phân tích nhịp tim của nạn nhân và hiển thị hoặc thông báo cho người sử dụng máy biết hành động cần thực hiện ở mỗi giai đoạn.

1. Hiện tượng ngưng tuần hoàn

Khi tim ngừng đập, hiện tượng ngừng tuần hoàn xảy ra. Điều nguy hiểm là ngừng tuần hoàn có thể xảy ra với người bình thường, không có tiền sử bệnh, vào bất kỳ lúc nào và bất kì đâu. Nguyên nhân phổ biến nhất là do rối loạn nhịp tim bất thường, đặc biệt là rung thất. Nhịp bất thường này có thể xảy ra khi cơ tim bị tổn thương do nhồi máu cơ tim hoặc khi lượng oxy không đủ đến tim.

Một loại máy có tên gọi là máy khử rung tự động bên ngoài (automated external defibrillator - AED) được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim bằng cách gây sốc điện. Thiết bị này được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, cho phép cả những người không hề có kinh nghiệm hoặc kiến thức về y khoa sử dụng để làm tăng khả năng sống sót của nạn nhân bị ngưng tim trong bệnh viện cũng như ở khu vực ngoài bệnh viện.

Trong hầu hết các trường hợp, người cấp cứu cần bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi trong thời gian đợi máy AED được mang đến. Khi được mang đến, hãy tiếp tục hô hấp nhân tạo trong khi chuẩn bị khởi động máy và dán các điện cực lên ngực nạn nhân.

Cần tiến hành ấn ngực và hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân trong khi đợi máy AED

2. Các bước sử dụng máy AED

1) Bật AED và lấy các miếng điện cực ra khỏi gói niêm phong. Cởi hoặc cắt qua quần áo và lau sạch mồ hôi trên ngực của nạn nhân.

2) Xé bao đựng điện cực, lấy và dán các miếng đệm vào ngực nạn nhân ở các vị trí được chỉ định. Đặt miếng điện cực đầu tiên ở phía trên bên phải ngay dưới xương đòn của nạn nhân.

3) Đặt miếng đệm thứ hai ở phía bên trái, ngay phía dưới nách của nạn nhân (hình bên dưới). Đảm bảo tấm đệm có trục dài dọc theo trục từ đầu đến chân của cơ thể nạn nhân.

4) AED sẽ bắt đầu phân tích nhịp tim. Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân. Thực hiện theo hướng dẫn bằng hình ảnh và/hoặc lời nói do máy đưa ra.

3. Chú ý khi sử dụng

  • Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân khi máy phân tích nhịp và ấn nút sốc điện vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích của máy AED và có nguy cơ bị điện giật.
  • Không tắt máy AED hoặc tháo rời bản điện cực của máy AED, ngay cả khi nạn nhân có vẻ đã bình phục vì ngưng tim có thể tái diễn và có thể phải lặp lại việc sốc điện.
  • Việc sử dụng AED đôi khi phức tạp do các điều kiện y tế cơ bản, các yếu tố bên ngoài, quần áo hoặc nguyên nhân gây ra ngừng tim. Sự an toàn của tất cả những người có liên quan phải luôn là cân nhắc đầu tiên của người cấp cứu.
  • Quần áo: Nên cởi hoặc cắt bỏ quần áo hoặc bất kỳ đồ trang sức nào gây cản trở việc dán miếng điện cực. Số lượng lông ngực bình thường không phải là vấn đề, nhưng nếu nó ngăn cản sự tiếp xúc tốt giữa da và miếng điện cực, thì nên cạo đi. Đảm bảo rằng bất kỳ kim loại nào được loại bỏ khỏi khu vực sẽ gắn miếng điện cực. Cởi bỏ quần áo có chứa kim loại, chẳng hạn như áo ngực có gọng.
  • Nên cởi bỏ đồ và cạo bớt lông ngực để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa da và miếng điện cực
  • Yếu tố bên ngoài: Nước hoặc mồ hôi quá nhiều trên ngực có thể làm giảm hiệu quả của sốc điện, vì vậy ngực phải khô. Nếu nạn nhân được cứu khỏi nước, hãy lau khô ngực trước khi dán các miếng AED. Nếu nạn nhân bất tỉnh sau khi bị điện giật, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi cơ bản ngay sau khi loại bỏ được nguồn điện.
  • Điều kiện y tế: Một số nạn nhân bị bệnh tim được sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép. Điều này sẽ không ngăn cản bạn sử dụng AED. Tuy nhiên, nếu nhìn thấy hoặc sờ thấy một thiết bị nào đó dưới da ngực, đừng đặt miếng điện cực trực tiếp lên nó. Nếu nạn nhân có một miếng dán như miếng dán nitroglycerin trên ngực, hãy gỡ nó ra trước khi dán điện cực của AED.
  • Nạn nhân có thai: Không có chống chỉ định sử dụng AED ở thai phụ. Tuy nhiên, kích thước ngực tăng lên có thể gây ra khó khăn khi dán điện cực. Do đó, để đặt miếng đệm AED một cách chính xác, cần phải đẩy nhẹ nhàng một hoặc cả hai bên vú sang bên phải và dán miếng điện cực ở vị trí phía ngoài của vú bên trái, không dán điện cực lên vú của thai phụ.

T.S.E TƯ VẤN - ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các gói tư vấn, khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845. Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình tư vấn, đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.

Để nhận thêm nhiều bài viết, vui lòng truy cập website:  Email: safety@mastco.edu.vn - quangdongatld@gmail.com

Để mua sắm trang thiết bị sơ cấp cứu, truy cập: www.shopbaoho.vn

Phần tiếp theo: Tổng quan công tác quản lý sức khỏe tại nơi làm việc

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…


PHẦN 2.5 - QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.5 - QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro về các mối nguy tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn,…



Từ khóa Tổng quan về thiết bị khử rung tim bên ngoài tự động (aed), sử dụng AED, hướng dẫn khử rung tim bên ngoài, sơ cấp cứu, tai nạn lao động

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO