PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện chuyên môn về sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc. Các khóa huấn luyện này, người sử dụng lao động có thể kết hợp tổ chức chung với các khóa huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động hoặc tổ chức riêng theo quy định tại thông tư 19/2016/BYT. Trong bài viết hôm nay, T.S.E sẽ cung cấp thêm tới các bạn một số thông tin cần thiết liên quan tới đối tượng tham dự huấn luyện và nội dung huấn luyện sơ cấp cứu định kỳ. Hy vọng các bạn sẽ có góc nhìn chi tiết hơn, từ đó có kế hoạch, tự kiểm tra, kiểm soát đối với công tác tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu tại nơi làm việc của mình.
Về công tác tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượnghuấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
- Người lao động;
- Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Huấn luyện lần đầu
Thời gian huấn luyện:
- Đối với người lao động: 4 giờ;
- Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).
3. Huấn luyện lại hằng năm
Nội dung huấn luyện thực hiện định kỳ với thời gian như sau:
- Đối với người lao động: 2 giờ;
- Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày).
4. Người được huấn luyện phải ký vào Sổtheo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
5. Nội dung huấn luyện cơ bản
- Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
- Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phươngtiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)
- Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu,các biện pháp cầm máu tạm thời)
- Kỹ thuật cố định gãyxương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)
- Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thôngthoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
- Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
- Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn khôngcáng và có cáng để cấp cứu ban đầu
- Các hình thức cấp cứu:
+ Cấp cứu điện giật
+ Cấp cứu đuối nước
+Cấp cứu tai nạn do hóa chất
- Hướngdẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu
- Thực hành chung cho các nội dung
6. Nội dung huấn luyện nâng cao
Trên đây là những kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu cơ bản được quy định bởi pháp luật. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống tai nạn thương tích khác có thể xảy ra tại nơi làm việc mà nằm ngoài nội dung trên. Song song với đó, là một số kỹ thuật hiện đại, tính hiệu quả cao hơn, được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới vẫn chưa được cập nhật và áp dụng. Ví dụ như việc sơ cứu đối với các tình huống:
- Việc áp dụng kỹ thuật hồi sinh tim phổi và máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED), giúp tăng khả năng cứu song nạn nhân. Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao gồm trung tâm mua sắm, trường học, khu chung cư, nhà ga và sân bay. Máy sẽ phân tích nhịp tim của nạn nhân và hiển thị hoặc thông báo cho người sử dụng máy biết hành động cần thực hiện ở mỗi giai đoạn. (Hướng dẫn tổng quan kỹ thuật kết hợp sử dụng CPR và AED, được T.S.E hướng dẫn tại bài viết kế tiếp)
- Sơ cứu chấn thương cột sống, chấn thương sọ não
- Sơ cứu các chấn thương vùng bụng, ngực
- Sơ cứu các chấn thương vùng mắt
- Sơ cứu các tình huống ngộ độc thực phẩm, động vật có độc cắn, đốt
- Sơ cứu các tình huống say nóng, say nắng
- Sơ cứu trường hợp sốt cao, cảm lạnh
- Sơ cứu trong tình huống đột quỵ, co giật…
Chính vì thực tế khi bị giới hạn phần nội dung đào tạo bởi luật, nên doanh nghiệp cũng bị hạn chế việc tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng xử lý mới, linh hoạt hơn. T.S.E đã và đang áp dụng các máy móc, phương tiện sơ cấp cứu hiện đại vào trong công tác giảng dạy, giúp học viên dễ dàng tiếp cận với các kỹ thuật mới một cách dễ dàng và hiệu quả trong việc áp dụng thực tiễn.
T.S.E TƯ VẤN - ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC
Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các gói tư vấn, khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845. Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình tư vấn, đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.
Để nhận thêm nhiều bài viết, vui lòng truy cập:
Email: safety@mastco.edu.vn - quangdongatld@gmail.com
Để mua sắm trang thiết bị sơ cấp cứu, truy cập: www.shopbaoho.vn
Phần tiếp theo: Tổng quan về thiết bị khử rung tim bên ngoài tự động (AED)
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…
PHẦN 2.5 - QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro về các mối nguy tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn,…
Từ khóa sơ cấp cứu, tổ chức đội sơ cấp cứu, quy định về đội sơ cấp cứu, nhiệm vụ đội sơ cấp cứu cơ sở, huan luyen so cap cuu, hồi sinh tim phổi,