HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP
Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và lực lượng sơ cấp cứu tuỳ theo số lượng lao động và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nơi làm việc theo điều 73, Luật an toàn – vệ sinh lao động năm 2015, được hướng dẫn bởi điều 37, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và thông tư 19/2016/TT-BYT. Theo đó công tác tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp phải đảm bảo thường trực theo ca sản xuất, thực hiện sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả cho NLĐ. Việc tổ chức cụ thể đối với bộ phận y tế như sau:
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; khai khoáng; sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày; sản xuất than cốc; sản xuất hóa chất; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; tái chế phế liệu; vệ sinh môi trường; sản xuất kim loại; đóng và sửa chữa tàu biển; sản xuất vật liệu xây dựng:
Dưới 300 người lao động |
Bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. |
Từ 300 đến dưới 500 người lao động |
Bố trí ít nhất 01 bác sĩ / y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. |
Từ 500 đến dưới 1.000 người lao động |
Bố trí ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. |
Từ 1.000 người lao động trở lên |
Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. |
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác:
Dưới 500 người lao động |
Bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. |
Từ 500 đến dưới 1.000 người lao động |
Bố trí ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. |
Trên 1.000 người lao động |
Phải có ít nhất 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác. |
Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động.
Trong khi đó, quy định đối với với việc tổ chức lực lượng sơ cấp cứu như sau:
Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
1. Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu.
2. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
- Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
- Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
- Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
- Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu
1. Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trungtrên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.
2. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:
- Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);
- Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;
- Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo nội dung tại phần 2.5, (tìm hiểu thêm về chủng loại thiết bị bảo hộ, sơ cấp cứu tại đây)
T.S.E TƯ VẤN - ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC
Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các gói tư vấn, khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845. Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình tư vấn, đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.
Để nhận thêm nhiều bài viết, vui lòng truy cập website: Email: safety@mastco.edu.vn - quangdongatld@gmail.com
Để mua sắm trang thiết bị sơ cấp cứu, truy cập: www.shopbaoho.vn
Phần tiếp theo: Tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc
Tin liên quan
PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…
PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…
PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)
Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…
PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…
PHẦN 2.5 - QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro về các mối nguy tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn,…
Từ khóa Huan luyen so cap cuu, huan luyen an toan lao dong; huấn luyện an toàn lao động; đào tạo an toàn vệ sinh lao động; hse training; lưu hồ sơ an toàn lao động; thời gian lưu hồ sơ an toàn lao động; danh mục hồ sơ huấn luyện an toàn lao động;