QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG Y TẾ , KHU VỰC SƠ - CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

2021-09-12 Viewed 3680

PHẦN 2.4: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG Y TẾ , KHU VỰC SƠ - CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Trong tất cả doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế tuỳ theo số lượng lao động và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo điều 73, Luật an toàn – vệ sinh lao động năm 2015 và được hướng dẫn bởi điều 37, Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Công tác y tế trong doanh nghiệp phải đảm bảo thường trực theo ca sản xuất sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả cho người lao động. Cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; khai khoáng; sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày; sản xuất than cốc; sản xuất hóa chất; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; tái chế phế liệu; vệ sinh môi trường; sản xuất kim loại; đóng và sửa chữa tàu biển; sản xuất vật liệu xây dựng:

Dưới 300 người lao động

Bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.

Từ 300 đến dưới 500 người lao động

Bố trí ít nhất 01 bác sĩ / y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.

Từ 500 đến dưới 1.000 người lao động

Bố trí ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.

Từ 1.000 người lao động trở lên

Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác:

Dưới 500 người lao động

Bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp.

Từ 500 đến dưới 1.000 người lao động

Bố trí ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp.

Trên 1.000 người lao động

Phải có ít nhất 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác.

 

Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe NLĐ.

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ CỦA CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ

  1. Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: Bác sỹ, Bác sỹ y tế dự phòng, Cử nhân Điều dưỡng, Y sỹ, Điều dưỡng trung học, Hộ sinh viên;
  2. Có chứng nhận huấn luyện an toàn ,vệ sinh lao động nhóm 5

Người hoặc bộ phận làm công tác y tế tại doanh nghiệp được người sử dụng lao động quyết định bổ nhiệm, hoạt động dựa trên quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được xây dựng phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Tìm hiểu thêm chức năng, nhiệm vụ của người hoặc bộ phận y tế cơ sở tại đây.

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỦA PHÒNG Y TẾ, KHU VỰC SƠ CỨU - CẤP CỨU

1. Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc

2. Bồn rửa tay có đủ nước sạch

3. Giấy lau tay

4. Tạp dề ni lông

5. Tủ lưu giữ hồ sơ

6. Đèn pin

7. Vải, toan sạch

8. Cặp nhiệt độ

9. Giường, gối, chăn

10. Cáng cứng

11. Xà phòng rửa tay

12. Ghế đợi

13. Tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu

14 Dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại

15. Bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân

 

 

T.S.E TƯ VẤN - ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các gói tư vấn, khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0931 844 866. 0936.953.845 Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình tư vấn, đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.

Phần 2.5: Quy định về túi sơ cứu tại nơi làm việc

 

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa Tổ chức phòng y tế, phòng sơ cấp cứu, đội sơ cấp cứu cơ sở,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO