Kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
Kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
Xe nâng hàng (Forklift) là một chủng loại thiết bị dùng để nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, được sử dụng trong các kho, xưởng, nhà máy sản xuất... phục vụ đa dạng trong ngành công nghiệp, sản xuất, logistic, kho lưu trữ hàng hóa. Xe nâng hàng có thể nâng và di chuyển các kiện hàng hóa nặng từ hàng chục kg đến hàng tấn tùy theo mục đích của người sử dụng.
Hiện nay, xe nâng hàng là thiết bị không thể thiếu đối với ngành công nghiệp sản xuất, giúp di chuyển, nâng hạ hàng hóa dễ dàng, tiết kiệm thời gian, giảm việc sử dụng sức người, tối ưu chi phí và hiệu quả lao động.
Một số loại xe nâng phổ biến:
- Xe nâng tay, tiếng anh gọi là hand pallet truck;
- Xe nâng mặt bàn, tiếng anh gọi là table forklift truck;
- Xe nâng phuy hay drum forklift;
- Xe nâng điện, tiếng anh gọi là electrict forklift;
- Xe nâng động cơ đốt trong là dòng xe nâng dùng động cơ đốt trong để tạo sự chuyển định của xe
Tại sao phải kiểm định xe nâng hàng?
Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, vận chuyển và sử dụng xe nâng hàng. Và để đảm bảo yếu tố pháp lý liên quan quy định. Các doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm định an toàn xe nâng hàng.
Căn cứ pháp lý quy định việc kiểm định xe nâng hàng:
- Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015;
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2016
- Mục số 18 phụ lục 01, thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH,ngày 30 tháng 12 năm 2019.
Trong mục này có nói rõ: “Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên” bắt buộc làm công tác kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Khi nào xe nâng hàng mới phải tiến hành kiểm định
Tất cả xe nâng hàng có tải trọng thiết kế từ 1 tấn trở lên và dùng động cơ đều phải kiểm định kể cả xe nâng mới xuất xưởng (không phân biệt xe nâng dầu hay xe nâng điện, đứng lái hay ngồi lái). Trước khi đưa một xe nâng vào làm việc thì đơn vị sử dụng phải tiến hành kiểm định để đánh giá tình trạng kỹ thuật hiện tại của xe nếu đảm bảo an toàn mới đưa xe vào sử dụng. doanh nghiệp phải căn cứ trên kết quả kiểm định xe nâng hàng để làm hồ sơ khai báo với sở lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng. người vận hành xe nâng phải được đào tạo vận hành, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, có quyết định phân công vận hành của người sử dụng lao động.
Hình thức kiểm định xe nâng hàng
– Kiểm định xe nâng lần đầu : là hình thức kiểm định khi xe nâng mới vừa xuất xưởng hoặc nhập về. Kiểm định lần đầu tương đối vất vả vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho xe, đo đạc các kích thước, vẽ hình…
– Kiểm định xe nâng định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Kiểm định định kỳ thông thường dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
– Kiểm định xe nâng bất thường: được tiến hành khi ta vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp bộ phận công tác hoặc sau khi tiến hành sữa chữa lớn thì chúng ta tiến hành kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc định kỳ còn hiệu lực.
Quy trình kiểm định xe nâng
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
+ Kiểm tra việc ghi nhãn: Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước, Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.
+ Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng: Khung xe, Sàn, bệ, Thân vỏ, Đối trọng;
+ Buồng lái: Bàn đạp ga, phanh, côn, Thiết bị công tác:
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu xe
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải:
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống thủy lực:
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối;
- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát:
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống di chuyển: Bánh xe, vành xe; Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống phan;
-.Thử nghiệm không tải, Thử nghiệm có tải;
..........
Chu kỳ kiểm định xe nâng;
Thời hạn kiểm định xe nâng hàng:
- Không quá 2 năm đối với xe nâng mới, được kiểm định lần đầu.
- Không quá 1 năm đối với xe được kiểm định định kỳ, hoặc kiểm định lần đầu đối với các xe đã qua sử dụng.
Phí kiểm định xe nâng:
- Phí sẽ được căn cứ theo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 11/11/2016. Nhưng có thể điều chỉnh theo số lượng cũng như đặc tính kỹ thuật của mỗi xe nâng hàng.
- Để nhận mức phí kiểm định xe nâng tốt nhất, thủ tục nhanh gọn. Quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn kỹ thuật của Mastco.
- Điện thoại: 028.3636 0525 - 0922.66.1111- 0936.953.845,
Email: safety@mastco.edu.vn - quangdongatld@gmail.com
Các tiêu chuẩn kiểm định xe nâng hàng
– QCVN 25: 2015/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên;
– QTKĐ 17-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
– TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
– TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
– TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
– TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
– TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
Tin liên quan
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN NỒI HƠI - LÒ HƠI
Nồi hơi - lò hơi (Tiếng anh: steam boiler) là thiết bị tạo ra nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất…
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG
Kiểm định cầu trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng…
Từ khóa kiểm định an toàn xe nâng, kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, kiểm định an toàn xe nâng hàng, quy trình kiểm định an toàn xe nâng hàng