Tổng quan về công tác sơ cấp cứu tại việt nam và giải pháp

2021-08-12 Viewed 1645

Huấn luyện kỹ thuật sơ cấp cứu là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Hoàn thành khóa học Sơ cấp cứu được công nhận có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm mức độ chấn thương nghiêm trọng tại nơi làm việc, nâng cao được tỷ lệ sống sót của người lao động khi không may gặp phải những sự cố tai nạn thương tích tại nơi làm việc. Đồng thời tránh được những rủi ro về mặt pháp lý và những chi phí liên quan tới đền bù, chữa trị, đào tạo, tuyển dụng… đối với người lao động. Công tác tổ chức quản lý sức khỏe của người lao động và huấn luyện sơ cấp cứu lao động được quy định cụ thể tại Nghị định số 44/2016/ND-CP và Thông tư 19/2016/TT-BYT với những mô tả về đối tượng áp dụng, thời gian, nội dung đào tạo và công tác quản lý đối với hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu tại doanh nghiệp. Trong chuỗi bài này, T.S.E sẽ cung cấp tới các bạn những kiến thức cơ bản trong việc tổ chức, quản lý sức khỏe lao động và công tác huấn luyện sơ cấp cứu tại doanh nghiệp của mình. Đồng thời, hướng dẫn các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu. Hy vọng, sẽ hỗ trợ các bạn nâng cao được hiệu quả thực hiện chung, và đặc biệt là đủ khả năng để ứng phó khẩn cấp với các tình huống tai nạn thương tích bất ngờ trong cuộc sống.

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC SƠ CẤP CỨU TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

TAI NẠN VÀ CÁC THẢM HỌA TẠI VIỆT NAM KHÔNG NGỪNG GIA TĂNG 

Tai nạn giao thông

Theo thống kê, trung bình, mỗi ngày cả nước xảy ra hơn 50 vụ tai nạn giao thông làm ít nhất 23 người chết. Năm 2018, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ làm hơn 8.200 người chết và khoảng 14.800 người bị thương. Trên phạm vi toàn cầu, TNGT là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho người trưởng thành (trung bình làm chết trên dưới 1 triệu và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm). Chỉ tính riêng trong năm 2020, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% (con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn ở các nước phát triển). Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ, loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy. Ngoài ra, còn có các loại tai nạn giao thông khác như tai nạn đường sắt, tai nạn đường thuỷ, hay tai nạn đường không…

Tai nạn lao động

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó:

– Số người chết vì TNLĐ: 966 người, 

– Số vụ TNLĐ chết người: 919 vụ

– Số người bị thương nặng: 1.897 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 1.617 người, tăng 25 người tương ứng với 1,57% so với năm 2019;

– Nạn nhân là lao động nữ: 2.724 người 

– Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 111 vụ

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người hàng năm là 30 - 43 người /100.000 lao động. Dự báo, đến năm 2020 trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam sẽ có khoảng 120 - 130 ngàn người bị TNLĐ với trên 1200 người chết, gây thiệt hại kinh tế khoảng 840 - 910 tỷ đồng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất

– Ngã từ trên cao, rơi chiếm 26,61% tổng số vụ và 25,22% tổng số người chết;

– Tai nạn giao thông chiếm 22,02% tổng số vụ và 22,61% tổng số người chết;

– Điện giật chiếm 13,76% tổng số vụ và 13,04% tổng số người chết;

– Đổ sập chiếm 12,84% tổng số vụ và 15,65% tổng số người chết;

– Vật văng bắn, va đập chiếm 7,34% tổng số vụ và 6.96% tổng số người chết;

Thiệt hại về vật chất

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2020 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương… là trên 6.003 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản trên 3,883 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là trên 150.324 ngày.

Thảm họa tự nhiên, mưa lũ

Việt nam là một trong những quốc gia tiếp giáp biển, và hằng năm phải gồng gánh rất nhiều cơn bão từ biển Đông. Các thiên tai diễn ra bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, chỉ tính từ đầu năm tới tháng 11 năm 2020: Cả nước đã xảy ra 16 loại hình thiên tai: 10 cơn bão trên biển Đông; 263 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh/TP, trong đó 09 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; 82 trận động đất, trong đó có 02 trận động đất với RRTT cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long,…

Tính đến ngày 06/11/2020, thiên tai đã làm 340 người chết, mất tích (275 người chết, 65 người mất tích, trong đó: bão 25; lũ 97; sạt lở đất 130; lốc sét, mưa đá 54; thiên tai khác 34) và 819 người bị thương.

Tai nạn đuối nước

Theo số liệu thống kê, đuối nước đã cướp đi sinh mạng của 360.000 người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó, 90% số trường hợp xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Một nửa số trường hợp đuối nước xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Hơn 50% số ca tử vong là người dưới 25 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; 90% sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Khu vực Tây Thái Bình dương có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất, cao gấp 2 lần so với con số trung bình trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong do đuối nước rất cao, ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với khu vực thành thị. Đuối nước chủ yếu xảy ra tại cộng đồng, chiếm tới 77,6% (ao, hồ, sông, suối, hồ, biển, ngã xuống hố ga, hồ xây dựng, 15,8% xảy ra tại gia đình và 6,6% tại nơi khác). Đuối nước xảy ra chủ yếu vào những tháng học sinh nghỉ hè. 

Tai nạn điện giật

Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, tổng số vụ tai nạn điện tại 21 tỉnh miền nam là 53 vụ, làm chết 14 người và bị thương 54 người. Nguyên nhân chủ yếu do người dân không tuân thủ đúng quy định của ngành điện, sử dụng điện thiếu an toàn, không đúng mục đích.

Tai nạn sinh hoạt, luyện tập, chiến tranh

Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh chỉ rõ, trong số các trường hợp đến khám, cấp cứu do đánh nhau có đến 59 trường hợp được xác định có nguyên nhân do rượu, bia. Số ca khám, cấp cứu tai nạn do sinh hoạt từ ngày 30 tháng 12 đến mùng ngày mùng 1 tháng 01 năm 2020 là 3.701 trường hợp, số ca tử vong là 8 trường hợp.

Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể gặp các tai nạn thương tích ở mọi lúc, mọi nơi với đủ thành phần tuổi, giới, nghề nghiệp: vận động viên, học sinh, sinh viên, phụ nữ, người già…Và ngay cả đối với chính bản thân mình.

VẬY BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ KHI BẤT NGỜ GẶP CÁC NẠN NHÂN?

  1. Đứng xem họ quằn quại đau đớn, chảy máu, chết dần?
  2. Đi nhanh qua họ trong sợ hãi do thiếu kỹ năng?
  3. Hay dừng lại cứu họ mà không biết cách sơ cấp cứu?
  4. Và hãy hình dung xem hậu quả sẽ thế nào khi nạn nhân là chính những người thân yêu của bạn?

Thực tế cho thấy, khi không được sơ cấp cứu hoặc chuyển thương đúng cách: một số không nhỏ các nạn nhân có thể chết do đau, do mất máu quá nhiều và sốc, trụy tim mạch. Số còn lại thì dẫn tới các tổn thương thứ phát do việc sơ cứu không đúng cách gây ra, từ đó làm cho quá trình điều trị sau đó gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều…

Trong khi đó, điều vô cùng quan trọng, quan trọng bậc nhất mà bạn phải biết, nhất định phải biết, đó là: Những nạn nhân trong tất cả các tai nạn này hoàn toàn có thể tự giữ được sinh mạng hoặc được cứu sống nếu họ hoặc những người xung quanh biết sơ cấp cứu đúng cách.

Theo nghiên cứu “Thực trạng sơ cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ từ hiện trường tai nạn” của Phạm Thị Mỹ Ngọc và Phạm Văn Linh đăng trên Tạp chí Y học thực hành (876) - số 7/2013 cho kết quả: Chỉ có 6.32% nạn nhân được sơ cứu tại hiện trường với 65.22% được thực hiện bởi người dân xung quanh nơi tai nạn với các kỹ thuật đơn giản (rửa, băng vải, băng thun, đặt nẹp). Đa số nạn nhận bị chuyển đến cơ sở y tế bằng phương thức không phù hợp (84.48% trường hợp chuyển bằng xe máy, 34.05% nạn nhân phải tự lên xe, và 87.5% chuyển đi với tư thế ngồi).

Nghiên cứu kết luận: Thực trạng sơ cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông còn nhiều bất cập; cần nâng cao kỹ năng sơ cứu, vận chuyển cho người dân trong cộng đồng và cảnh sát giao thông; đây là những người tiếp cận nạn nhân sớm nhất.

VẬY GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ LÀ GÌ?

Xây dựng một Hệ thống đào tạo sơ cấp cứu chuyên nghiệp với chương trình, giáo trình hiện đại; đội ngũ chuyên gia giảng viên hàng đầu, giàu kinh nghiệm; trang bị đầy đủ, phù hợp, đồng bộ… các lớp học, lớp tập huấn liên tục được khai giảng để tăng cường khả năng sơ cấp cứu cho cộng đồng là điều vô cùng cần thiết; từ đó tăng cường khả năng tự cứu và sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra; bảo đảm an toàn tính mạng cho nạn nhân khi không may gặp nạn; làm cho cuộc sống của tất cả chúng ta trở nên an toàn hơn.

T.S.E CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ

T.S.E hợp tác với Trung tâm Đào tạo sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa, trung tâm y tế cộng đồng, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố để triển khai các khóa Đào tạo Sơ cấp cứu ban đầu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng tới cộng đồng và doanh nghiệp. Từng bước đào tạo rộng rãi cho cộng đồng với nền tảng:

  1. Chương trình, giáo trình đào tạo hiện đại

Chương trình đào tạo được T.S.E thiết kế hiện đại, linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau với nguyên tắc phải bảo đảm cho người học có đủ năng lực, kỹ năng để sơ cấp cứu hiệu quả cho hầu hết các tai nạn, thương tích thường gặp. Bài giảng, giáo án được xây dựng trên nền tảng là các giáo trình sơ cấp cứu của Bộ y tế và các giáo trình nổi tiếng của nước ngoài.

  1. Đội ngũ giảng viên, chuyên gia hàng đầu

Ngoài đội ngũ chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm của các trung tâm y tế, bệnh viên và các tập huấn viên của trung ương hội chữ thập đỏ Việt nam.

  1. Trang bị vật chất huấn luyện hiện đại và đồng bộ

Tất cả các kỹ thuật đều được huấn luyện theo mô hình tích hợp, gắn lý thuyết với thực hành trên cơ sở đầy đủ trang bị vật chất huấn luyện như phòng giảng hiện đại với máy chiếu, loa, míc; không gian học tập thực hành rộng rãi với trang thiết bị phù hợp, đồng bộ, hiện đại như túi cứu thương, bông, băng, gạc, dây ga rô và các dụng cụ cầm máu ứng dụng, nẹp cố định xương, cáng cứu thương, đặc biệt còn có các mô hình điện tử hiện đại hỗ trợ học thực hành ấn tim, thổi ngạt (hồi sinh tim phổi tổng hợp) trong huấn luyện kỹ năng cấp cứu ngừng tim phổi do đuối nước, điện giật và các nguyên nhân khác… Đặc biệt là áp dụng huấn luyện các kỹ thuật sử dụng các thiết bị hiện đại như máy khử rung tim bên ngoài tự động AED trong sơ cấp cứu và áp dụng mô hình mô phỏng 3D cùng công nghệ AI trong đào tạo. Giúp các học viên có một trải nghiệm như thật khi thực hành.

  1. Tổ chức lớp học chuyên nghiệp

Tất cả các lớp học đều được tổ chức học lý thuyết tập trung, sau đó chia nhóm (chỉ 3 - 4 học viên) để học thực hành theo mô hình trải nghiệm với các tình huống như thật; học viên được luân phiên đóng vai người bị thương và người cấp cứu; sau mỗi kỹ thuật, giảng viên và ban tổ chức lớp học đều tổ chức thi diễn tập để sát hạch, kíp/nhóm thực hiện nhanh và chính xác các kỹ thuật sẽ được trao thưởng với nhiều phần thưởng có giá trị như túi cứu thương, sách kỹ thuật cấp cứu cơ bản và chuyển thương an toàn... Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đào tạo theo quy định của pháp luật Việt nam.

Dựa trên những nền tảng trên, chúng tôi tự hào là đã và đang là nhà cung cấp các dịch vụ đào tạo sơ cấp cứu và diễn tập tình huống khẩn cấp tại nơi làm việc cho những doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu như: PV GAS, PV OIL, Công ty CP điện lực dầu khí Hà Tĩnh, Tập đoàn Vingroup, AICA Vietnam group…

T.S.E ĐÀO TẠO TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Để nhận được sự tư vấn miễn phí và tìm kiếm các khóa học phù hợp với đặc thù doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Vui lòng liên hệ: 028 3636 0525, hoặc Hotline: 0936.953.845. Để thuận tiện với bối cảnh dịch bệnh hiện tại, T.S.E kết hợp và thiết lập các chương trình đào tạo trực tuyến và cấp hồ sơ ngay sau khi sát hạch đạt yêu cầu, từ đó tạo nên một quy trình hợp lý có thể giúp bạn nhận được chứng chỉ huấn luyện Sơ cấp cứu trong thời gian ngắn nhất là một ngày! Đồng thời, bằng cách tối ưu các chi phí và áp dụng công nghệ vào đào tạo, vì vậy các khóa đào tạo của T.S.E có giá ưu đãi hơn.

Phần 2: Các yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý sức khỏe và sơ cấp cứu tại doanh nghiệp

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

HƯỚNG DẪN AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU THƯỜNG GẶP KHI LÀM VIỆC TRONG MÙA NÓNG

Những người lao động mới, những người lao động thời vụ hoặc những người lao động trở lại sau thời gian…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

Tôi có câu hỏi xin quý công ty giải đáp giúp tôi: Tôi tên là Hoàng Nam, năm nay 46 tuổi, tôi muốn đi…


KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

KHÓA TẬP HUẤN KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG - DIỄN TẬP SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI PV POWER

Đây là khóa tập huấn thường kỳ T.S.E xúc tiến và tổ chức cùng Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh trong…


PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.11 - TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

Tiêu chuẩn sức khoẻ của lao động? Người thế nào được coi là đủ sức khoẻ lao động? Điều kiện để lao động,…


GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC MỨC HƯỞNG MỚI NHẤT NĂM 2021

Tai nạn lao động là gì? Quy định về trường hợp được coi là tai nạn lao động? Tai nạn giao thông trên…



Từ khóa Tổng quan về công tác sơ cấp cứu tại việt nam và giải pháp, hướng dẫn tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu, to chuc huan luyen so cap cuu, so cap cuu lao dong, sơ cấp cứu lao động

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO