CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI SỰ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ OHS&E

2021-03-05 Viewed 1490

Để xây dựng được một hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại doanh nghiệp mang tới sự hiệu quả và vận hành tối ưu. Dưới đây, tôi xin chia sẻ tới các bạn 9 yếu tố quyết định để xây dựng hoặc cải tiến hệ thống. Hy vọng sẽ phần nào giúp được các bạn trọng việc thiết lập hoặc cải tiến công tác OHS&E trong doanh nghiệp của mình. 

1. Trước tiên, phải xác định được rõ ràng về bối cảnh, các điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và định hướng, chiến lược phát triển thực tế tại doanh nghiệp. Định hướng này được thiết lập, thể hiện bằng văn bản và là nền tảng của việc thiết lập và quản lý hệ thống an toàn, sức khỏe nghề nghiệp & môi trường (OHS&E) sau này. Hay gọi cách khác đó chính là “chính sách an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường”. Trong bản chính sách này phải giúp người sử dụng lao động và cấp quản lý thấu hiểu được rằng việc tuân thủ các quy định về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phải là một trong số những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, cùng với quản lý sản xuất/thi công, quản lý chi phí, quản lý chất lượng...
2. Dựa trên chính sách an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, doanh nghiệp cần phải thiết lập tài liệu về chương trình quản lý OHS&E như sổ tay hệ thống quản lý hện thống OHS&E, cuốn sổ tay này đề cập một cách tổng quát về những nội dung quan trọng của hệ thống quản lý OHS&E mà doanh nghiệp mong muốn thiết lập và sau đó là phát triển thành hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình làm việc, thủ tục hướng dẫn và các quy định nhằm phát triển, hướng dẫn việc thực hiện hóa các tiêu chí đã nêu ra trong chính sách an toàn, sức khỏe và môi trường.
3. Thiết lập mục tiêu của chương trình quản lý OHS&E và lên kế hoạch rõ ràng những viêc cần làm để đạt được những mục tiêu đó. Sau khi đã lên được một kế hoạch rõ ràng và thống nhất thì phải được truyền đạt, thấu hiểu, tự giác và cam kết thực hiện bởi tất cả thành viên liên quan về nội dung và phương pháp nhằm đạt được mục tiêu. Ví dụ trong mỗi bản kế hoạch triển khai công tác HSE cho dự án, đều đề cập tới mục tiêu HSE mong muốn đạt được của dự án đó và có sự thông qua của người quản lý dự án (có thể là giám đốc dự án, quản lý dự án) và cuối cùng là phát hành tới tất cả thành viên dự án để mọi người cùng thấu hiểu. Các mục tiêu tại dự án đều được chi tiết hóa dự trên mục tiêu mà bộ phận hoặc cán bộ HSE thiết lập cùng Ban giám đốc hằng năm.
4. Giúp cán bộ quản lý các cấp của phòng ban/dự án hiểu được sự quyết tâm thực hiện thông qua sự tham gia rõ ràng của Top Management. Những hành động thực tế sẽ có ảnh hưởng lớn hơn lời nói
(tôi muốn nhắc tới khả năng leadership). Nếu lãnh đạo thực hiện được thì nhân viên cũng sẽ có xu hướng thực hiện theo. Nếu không làm được như vậy, dù cho sức khỏe, an toàn và môi trường có được ưu tiên nhất trong văn bản, thì nhân viên cũng sẽ không tin tưởng làm theo.Và điều đó cũng tương tự như mối tương quan giữa Đội ngũ quản lý với người lao động cấp dưới.
5. Tổ chức các chương trình/ hoạt động để khuyến khích nhằm tăng cường sự tham gia của Người lao động.Bởi những quyết định của Người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an toàn, sức khỏe của bản thân và môi trường xung quanh trong suốt quá trình thi công. Thành công của
chương trình/ hoạt động này phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch thực hiện, cách tiếp cận của cấp quản lý và xu hướng tiếp nhận của Người lao động. Thành công của các chương trình/ hoạt động khuyến khích này thể hiện thông qua việc cải thiện hiệu suất làm việc, phản hồi, báo cáo về các vấn đề an toàn, sức khỏe và môi trường và sự ảnh hưởng tới những người xung quanh về việc thực hiện và cải thiện theo xu hướng tích cực về công tác HSE. Qua đó, cũng thể hiện được sự quan tâm tới việc thực hiện hệ thống quản lý HSE từ phía người lao động. Có thể nói Văn hóa an toàn được đo lường bằng việc Người lao động họ sẽ làm gì khi không có giám sát ở đó? Họ tự giác hay lại có hành vi không chuẩn mực?
6. Làm rõ trách nhiệm trong tất cả Người lao động liên quan. Trong một chương trình quản lý HSE, nếu giao trách nhiệm cho 1 cá nhân hoặc 1 nhóm nào đó thì những người khác có xu hướng phát sinh thái độ ỷ lại. Do đó quan trong nhất là phải để tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm. Qua đó hình thành một mạng lưới “trách nhiệm” về việc thực hiện, vận hành quản lý hệ thống HSE.
7. Trao cho những Người lao động liên quan Quyền lực và Nguồn lực thích hợp giúp họ có thể đảm bảo thực hiện được toàn bộ trách nhiệm liên quan. Nếu không có quyền lực và nguồn lực thích hợp, sẽ không thể hoàn thành được trách nhiệm. Ví dụ: Một công nhân thi công và sử dụng máy hàn, cắt, thì phải cho họ quyền quyết định dừng hoạt động để kiểm tra thiết bị đó. Nguồn lực ở đây không chỉ là tài chính, nhân lực hỗ trợ, mà còn là đào tạo và trang thiết bị phù hợp.
8. Thiết lập các tiêu chí  nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việc, từ đó đưa ra các kế hoạch và hướng tiếp cận cho các chương trình khuyến khích. Nâng cao sự tham gia của người lao động trong các chương trình về OHS&E tại nơi làm việc.
9. Phải thường xuyên thực hiện đánh giá nội bộ để xem lại lộ trình thực hiện và đạt được mục tiêu chưa? Nếu chưa đạt được mục tiêu hoặc sự không phù hợp trong quá trình thực hiện. Phải thực hiện tìm được nguyên nhân gốc và tìm phương án cải tiến. Việc này sẽ áp dụng các chương trình Đánh giá nội bộ hằng năm, nhắm vào 1 dự án hoặc 1 nơi làm việc bất kỳ để đánh giá sự tuân thủ và sự vận hành hiệu
quả của hệ thống OHS&E.

 

Người chia sẻ: Đậu Xuân Hảo

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.9: QUY ĐỊNH KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa…


PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.8: QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho người lao động một cách thường xuyên và đầy đủ giúp cho người…


PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

PHẦN 2.7 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ KHỬ RUNG TIM BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (AED)

Tại nhiều nước trên thế giới, máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED) có sẵn ở nhiều nơi công cộng, bao…


PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

PHẦN 2.7: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các khóa huấn luyện…


PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

PHẦN 2.6 - HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Hầu hết, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cần phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công tác y tế và…



Từ khóa xây dựng hệ thống quản lý HSE, sự hiệu quả của hệ thống HSE, quy trình xây dựng hệ thống HSE,

@ Copyright 2017 CÔNG TY MASTCO